CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Cập nhật: 21/05/2019 icon

Tài chính - ngân hàng là ngành chuyên đào tạo những vấn đề liên quan đến việc luân chuyển và giao dịch tiền tệ, hiện đang “nóng” lại trong khoảng thời gian gần đây. Nhiều trường đại học đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng trên cả nước nhưng đầu ra vẫn không đủ cung cấp cho các ngân hàng, tổ chức tài chính.

1. Tìm hiểu ngành Tài chính - ngân hàng

  • Tài chính - ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking) làm một ngành khá rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể đó là tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế.
  • Ngành Tài chính - ngân hàng được chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực riêng biệt đó là: Chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành phân tích tài chính, kinh tế học tài chính...
  • Chương trình đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng sẽ trang bị cho sinh viên tất cả các kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng… để giúp bạn có thể theo đuổi ngành nghề cùng với sự phát triển vượt bậc của ngân hàng hiện nay.
  • Bên cạnh đó, khi lựa chọn ngành Tài chính - ngân hàng, các bạn còn được trang bị thêm một tầng kiến thức về cách quản lý tài chính hiệu quả, tiền tệ hiện đại, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra, học Tài chính - ngân hàng còn được hiểu thêm về các công cụ giúp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả. Nắm rõ về quy trình hoạt động tài chính, cách thống kê, về kế toán thuế, và lĩnh vực bảo hiểm trong ngân hàng.
Người theo học ngành tài chính ngân hàng sau này sẽ là người quản lý, theo dõi và quyết định các vấn đề về tiền bạc tại công ty, doanh nghiệp

2. Các chuyên ngành của Tài chính - Ngân hàng

Một số chuyên ngành tiêu biểu của ngành Tài chính - hàng:

  • Ngân hàng: Chuyên ngành này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng. Các kiến thức về quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng, các công cụ quản lý rủi ro tài chính, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp…
  • Quản lý Tài chính công: Cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Cùng với đó, là các kiến thức về thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính.
  • Tài chính doanh nghiệp: Đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm được các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh - thương mại, chính sách thuế…
  • Thuế: Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có các kiến thức chuyên sâu về thuế như: am hiểu lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật thuế; nắm chắc quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.
  • Tài chính quốc tế: Chuyên ngành này đào tạo chuyên sâu về Tài chính quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
  • Đầu tư tài chính: Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về đầu tư tài chính,các kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, đến rủi ro và cách thức quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và Đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.

3. Chương trình đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng

Dưới đây là khu chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Tài chính - ngân hàng để các bạn tham khảo.

I. Phần kiến thức giáo dục đại cương (36 tín chỉ)

a. Các học phần bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin I

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin II

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

5

Tiếng Anh I

6

Tiếng Anh II

7

Toán Cao cấp

8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

9

Mô hình toán

10

Pháp luật đại cương

11

Tin học đại cương

12

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

b. Các học phần Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất

1

Giáo dục quốc phòng

2

Giáo dục thể chất

II. Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (94 tín chỉ)

II.1 Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành (63 tín chỉ)

Kiến thức cơ sở khối ngành

a. Các học phần bắt buộc

1

Kinh tế vi mô

2

Kinh tế vĩ mô

3

Pháp luật kinh tế

4

Kinh tế lượng

5

Nguyên lý kế toán

6

Nguyên lý thống kê kinh tế

b. Các học phần tự chọn (Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần)

1

Kinh tế quốc tế

2

Kinh tế phát triển

3

Kinh tế công cộng

4

Lịch sử kinh tế quốc dân

5

Lịch sử học thuyết kinh tế

Kiến thức ngành và bổ trợ

a. Các học phần bắt buộc

1

Tài chính học

2

Tiền tệ- ngân hàng

3

Tài chính quốc tế

4

Thị trường chứng khoán

5

Tiếng Anh III

6

Tiếng Anh IV

7

Tài chính doanh nghiệp I

8

Kế toán tài chính I

9

Quản trị doanh nghiệp

10

Phân tích tài chính doanh nghiệp I

b. Các học phần tự chọn

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần

1

Thị trường tiền tệ

2

Ngân hàng trung ương

Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần

1

Thuế

2

Kiểm toán căn bản

3

Marketing Ngân hàng

4

Công cụ tài chính phái sinh

5

Pháp luật ngân hàng

II.2. Kiến thức chuyên ngành (21 tín chỉ)

a. Các học phần bắt buộc

1

Tín dụng ngân hàng I

2

Kế toán ngân hàng I

3

Thanh toán quốc tế

4

Quản trị ngân hàng

b. Sinh viên chọn một trong các hướng chuyên sâu:

 

(1) Quản lý tín dụng

1

Tài trợ dự án

2

Tín dụng ngân hàng II

3

Quản trị rủi ro tín dụng

 

(2) Quản lý tài chính NHTM

1

Kế toán ngân hàng II

2

Lập và phân tích báo cáo tài chính NHTM

3

Kiểm soát -Kiểm toán nội bộ NHTM

 

(3) Quản lý và kinh doanh vốn

1

Kinh doanh ngoại hối

2

Quản trị Tài sản-Nợ

3

Phân tích và đầu tư chứng khoán

 

(4) Tài trợ thương mại

1

Giao dịch thương mại quốc tế

2

Vận tải và bảo hiểm ngoại thương

3

Tài trợ thương mại quốc tế

II.3. Khoá luận, chuyên đề tốt nghiệp (10 tín chỉ)

1

Khoá luận tốt nghiệp

2

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Học phần bổ sung đối với sinh viên không viết khoá luận

1

Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

2

Kỹ năng giao dịch trong kinh doanh ngân hàng

3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

Thực hành phần mềm giao dịch ngân hàng

Theo Học viện Ngân hàng

4. Các khối thi vào gành Tài chính - ngân hàng 

- Mã ngành Tài chính - Ngân hàng: 7340201

- Các tổ hợp môn xét tuyển: 

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

5. Mức điểm chuẩn ngành Tài chính - ngân hàng

Điểm chuẩn của ngành Tài chính - ngân hàng các trường đại học những năm gần đây dao động từ 17,75 - 20 điểm và còn tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển THPT Quốc gia năm 2018.

Điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu?

6. Các trường đại học có ngành Tài chính - ngân hàng

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học - cao đẳng đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Tài chính - ngân hàng theo từng khu vực để giúp các sĩ tử dễ dàng chọn lựa.

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

7. Cơ hội việc làm ngành Tài chính - ngân hàng

Học ngành Tài chính - ngân hàng, bạn được trang bị những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực Tài chính - ngân hàng, vì vậy, sau khi ra trường, bạn có nhiều cơ hội việc làm và dễ dàng xin việc tại nhiều vị trí của các đơn vị khác nhau. Cụ thể, các bạn có thể đảm nhiệm những công việc sau đây:

  • Làm việc tại Ngân hàng hay Bộ Tài chính: Nhiệm vụ chủ yếu đó là giúp định hướng các chiến lược và các chính sách về tiền tệ cũng như chính sách tài khoá cho Chính Phủ.
  • Chuyên viên quản lý tiền tệ cho công ty, doanh nghiệp và tài trợ thương mại, chuyên viên chuyên về tín dụng, chuyên viên thẩm định và quản lí rủi ro tín dụng
  • Chuyên viên khách hàng: giúp giải quyết những thắc mắc của khách hàng liên quan đến Tài chính - ngân hàng, tư vấn hoạch định các chính sách của ngân hàng cho khách hàng nắm rõ và thực hiện.
  • Chuyên viên tiếp nhận, hồ sơ tư vấn cho khách hàng tại ngân hàng lớn như VietinBank,VietcomBank, chuyên viên tại ngân hàng Đông Á,...
  • Ngoài ra, nếu bạn có năng lực thì cử nhân Tài chính - ngân hàng có thể xin được tại các cơ quan với vai trò : Cán bộ thuế, làm chứng khoán, bảo hiểm.

Sinh viên mới ra trường cơ hội việc làm của ngành tài chính ngân hàng đó là làm việc tại ngân hàng hay Bộ Tài chính

8. Mức lương ngành Tài chính - ngân hàng

Đối với ngành Tài chính - ngân hàng mức lương sẽ chia thành 3 cấp độ sau:

  • Sinh viên mới ra trường: Thuộc đối tượng chưa có kinh nghiệm trong công việc, cần có khoảng thời gian hướng dẫn và được công ty tiến hành đào tạo, nên mức lương cơ bản sẽ dao động từ 6 - 9 triệu đồng.
  • Đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 - 2 năm, không cần qua đào tạo tại công ty, mức lương của bạn sẽ được trả cao hơn và dao động trong khoảng 10 - 15 triệu.
  • Đối với các cá nhân có năng lực, giàu kinh nghiệm trong ngành Tài chính - ngân hàng và có thâm niên trong nghề tư 3 - 5 năm, các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao lên đến 20 - 25 triệu/tháng.

9. Những tố chất cần có để theo học Tài chính - ngân hàng

Ngành Tài chính - ngân hàng cần có nhất đó là sự đam mê với nghề, biết sáng tạo và năng động. Đặc biệt là cần có kỹ năng giao tiếp tốt, tư vấn thuyết phục được khách hàng và khiến khách hàng tin tưởng. Bên cạnh đó, để thành công trong ngành này, bạn cần có những tố chất sau:

  • Khả năng tính toán nhanh chóng, có tư duy logic và tỉ mỉ trong công việc.
  • Trung thực: Ở bất cứ đâu hay công việc nào bạn cũng cần tính trung thực cao trong công việc, và ngành ngân hàng lại càng đòi hỏi cao hơn hết.
  • Thận trọng và chính xác tuyệt đối trong công việc. Vì chỉ một sai sót nhỏ về con số sẽ đẩy bạn vào những rắc rối.
  • Dùng máy tính thành thạo: giúp nhanh chóng xử lý tốt yêu cầu của khách hàng.
  • Có năng lực,biết tiến, biết lùi thỏa đáng trong quá trình giao dịch với khách hàng. Biết đàm phán và nhanh nhạy trong việc đoán ý đối tác.
  • Có sức khỏe tốt, chịu đựng được áp lực cao và làm việc trong một môi trường đòi hỏi sự lịch sự, chuyên nghiệp.
  • Ngoại ngữ: Làm việc trong ngành này, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành và thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài. Do đó, việc trau dồi cho bản thân vốn từ tiếng Anh là rất cần thiết.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngành học giàu tiềm năng này và trên cơ sở đó các bạn sẽ tự mình đưa ra quyết định có nên học ngành Tài chính - ngân hàng không nhé.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật