CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Công tác xã hội

Cập nhật: 08/08/2019 icon

Ngành Công tác xã hội trong vài năm trở lại đây đã trở thành sự lựa chọn đầu tiên của các thí sinh khi đăng ký nguyện vọng vào các trường cao đẳng, đại học; bởi cơ hội việc làm tốt và mức thu nhập ổn định. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về ngành Công tác xã hội

  • Ngành Công tác xã hội (tiếng Anh là Social Work) là ngành học học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.
  • Mục tiêu của ngành học Công tác xã hội đó là đào tạo sinh viên có đạo đức và tài năng làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người, thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
  • Sinh viên khi theo học ngành Công tác xã hội sẽ được cung cấp mọi kiến thức liên quan tới ngành nghề học tập, những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này. Những môn học như Xã hội học đại cương, tâm lý học phát triển, Pháp luật về các vấn đề xã hội… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của một sinh viên Công tác xã hội đó là làm việc tại các trường đại học, cao đẳng có giảng dạy và đào tạo ngành Công tác xã hội, làm tại các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, cán bộ hỗ trợ như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong bệnh viện…
Công tác xã hội là một ngành học đày thú vị

2. Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công tác xã hội trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung

 

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 1

 

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 2

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

Tin học cơ sở 2
 

Ngoại ngữ cơ sở 1

Tiếng Anh cơ sở 1

Tiếng Nga cơ sở 1

Tiếng Pháp cơ sở 1

Tiếng Trung cơ sở 1

 

Ngoại ngữ cơ sở 2

Tiếng Anh cơ sở 2

Tiếng Nga cơ sở 2

Tiếng Pháp cơ sở 2

Tiếng Trung cơ sở 2

 

Ngoại ngữ cơ sở 3

Tiếng Anh cơ sở 3

Tiếng Nga cơ sở 3

Tiếng Pháp cơ sở 3

Tiếng Trung cơ sở 3

 

Giáo dục thể chất

 

Giáo dục quốc phòng - an ninh

 

Kĩ năng bổ trợ

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Các học phần bắt buộc

 

Cơ sở văn hóa Việt Nam

 

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

 

Tâm lí học đại cương

 

Logic học đại cương

 

Lịch sử văn minh thế giới

 

Nhà nước và pháp luật đại cương

 

Xã hội học đại cương

II.2

Các học phần tự chọn

 

Kinh tế học đại cương

 

Môi trường và phát triển

 

Thống kê cho khoa học xã hội

 

Thực hành văn bản tiếng Việt

 

Nhập môn năng lực thông tin

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc

 

Công tác xã hội đại cương

 

Nhân học đại cương

 

Tôn giáo học đại cương

 

Tâm lí học xã hội

III.2

Các học phần tự chọn

 

Lịch sử Việt Nam đại cương

 

Tâm lí học giao tiếp

 

Gia đình học

 

Dân số học đại cương

 

Sử dụng phần mềm xử lí số liệu

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc

 

Tâm lí học phát triển

 

Hành vi con người và môi trường xã hội

 

Phát triển cộng đồng

IV.2

Các học phần tự chọn

 

Tâm lí học sức khỏe

 

Chính sách xã hội

 

Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

 

Công tác xã hội với ngư­ời nghèo

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

 

Lí thuyết công tác xã hội

 

Thực hành nghiên cứu xã hội

 

Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội

 

Công tác xã hội với cá nhân

 

Công tác xã hội với nhóm

 

Tham vấn trong công tác xã hội

 

Thực hành công tác xã hội cá nhân

 

Thực hành công tác xã hội nhóm và cộng đồng

 

An sinh xã hội

 

Quản trị ngành công tác xã hội

 

Quản lí ca

 

Công tác xã hội với người khuyết tật

 

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

V.2

Các học phần tự chọn

 

Công tác xã hội với trẻ em

 

Công tác xã hội trong trư­­ờng học

 

Công tác xã hội trong bệnh viện

 

Công tác xã hội với người cao tuổi

 

Công tác xã hội với người có hành vi lệch chuẩn

 

Đạo đức nghề nghiệp

 

Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV

 

Công tác xã hội trong lĩnh vực Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực gia đình

V.3

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

 

Kiến tập

 

Thực tập tốt nghiệp

 

Khóa luận tốt nghiệp

 

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

 

Thiết kế nghiên cứu trong công tác xã hội

 

Thiết kế can thiệp trong công tác xã hội

Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Công tác xã hội

- Mã ngành: 7760101

- Ngành Công tác xã hội xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Lý, Hoá
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh 
  • C00: Văn, Sử, Địa
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đứ
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử 
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D41: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Đức
  • D42: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
  • D43: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
  • D44: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
  • D45: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Trung

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Công tác xã hội

Ngành Công tác xã hội là ngành học cực hấp dẫn, với lượng thí sinh đông đảo đăng ký trong các mùa tuyển sinh. Trong năm học 2018, sự thu hút thí sinh từ ngành này vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt. Điểm chuẩn vào ngành Công tác xã hội năm 2018 vào khoảng từ 13 đến 22 điểm.

Điểm chuẩn  ngành Công tác xã hội bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Công tác xã hội

Ngành Công tác xã hội luôn được trọng dụng và có cơ hội việc làm lớn, chính vì điều này nên lượng thí sinh muốn đăng ký theo học cũng rất đông đảo. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành học hấp dẫn này. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo Công tác xã hội:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Công tác xã hội

Sinh viên ngành Công tác xã hội khi ra trường có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau. Bạn có thể đảm nhận những công việc cụ thể như sau:

  • Phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển.
  • Nhân viên công tác xã hội: Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi.
  • Nhà quản trị công tác xã hội: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Quản lí các mạng lưới công tác xã hội; Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Có cơ hội làm việc trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội.
  • Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học); Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo dự án; Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.
  • Giảng viên giảng dạy Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
  • Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ti, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
  • Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…
  • Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.
Ngành Công tác xã hội ra trường làm gì?

7. Mức lương ngành Công tác xã hội

Một nhân viên trong ngành Công tác xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tiến bộ của đời sống xã hội con người. Những người sống và làm việc trong ngành này cũng có mức thu nhập tương đối ổn định khoảng từ 7 đến 8 triệu đồng. Đối với một nhân viên Công tác xã hội được làm việc tại nước ngoài thì mức thu nhập lên tới 51,930 USD/năm (theo báo cáo của cục thống kê Lao động tại Mỹ).

8. Những tố chất phù hợp với ngành Công tác xã hội

Đối với một nhân viên hoạt động trong ngành Công tác xã hội, nhất định phải có đủ những đạo đức và kỹ năng chuyên môn. Cụ thể đó là:

  • Trung thực, thật thà;
  • Có lòng bao dung, độ lượng;
  • Tiếng Anh giao tiếp thành thạo;
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
  • Yêu thương đồng loại, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn;
  • Kĩ năng lập kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy, làm việc theo nhóm, giao tiếp, nghiên cứu;
  • Sẵn sàng đi xa;
  • Có sức khỏe tốt.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Công tác xã hội, từ đó có thể đưa ra lựa chọn có nên học ngành này hay không.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật