CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Chăn nuôi

Cập nhật: 02/08/2019 icon

Được xem là bộ phận cấu thành của nông nghiệp Việt Nam, ngành Chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đây cũng là ngành học được rất nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học này, bài viết  dưới đây sẽ giới thiệu những điều cần biết về ngành Chăn nuôi.

1. Tìm hiểu về ngành Chăn nuôi

  • Ngành Chăn nuôi (tiếng Anh là Animal Husbandry) là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
  • Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên môn sau: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi trâu bò, Vệ sinh chăn nuôi, Giống vật nuôi, Hóa sinh động vật, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Sinh lý động vật, Di truyền động vật.
  • Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trang bị khả năng: tổ chức sản xuất; nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất; hiểu biết về phòng bệnh gia súc, gia cầm; nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa; khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò sữa…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.

2. Chương trình đào tạo ngành Chăn nuôi

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Chăn nuôi trong bảng dưới đây.

A

Kiến thức GDĐC

I

Kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin

2

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

3

Tư tưởng HCM

4

Tiếng Anh HP1

5

Tiếng Anh HP2

6

Tiếng Anh HP3

7

Tiếng Anh HP4

8

Tin học đại cương

9

Hóa học phân tích

10

Sinh học đại cương

11

Thống kê sinh học

12

Pháp luật đại cương

13

Giáo dục thể chất

14

GD quốc phòng

II

Kiến thức tự chọn

15

Kỹ năng giao tiếp

16

Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp

17

Sinh thái nông nghiệp

18

Quản lý trang trại

19

Quản trị bán hàng

20

Tâm lý học

21

Kỹ năng làm việc nhóm

22

Kỹ năng lãnh đạo

23

Kỹ năng tìm kiếm vệc làm

B

Kiến thức GDCN

I

Kiến thức cơ sở ngành

I.1

Các học phần bắt buộc

24

Động vật học

25

Giải phẫu động vật

26

Sinh lý động vật

27

Di truyền động vật

28

Hóa sinh động vật

29

Tổ chức và phôi thai học

30

Động vật hoang dã

31

Vi sinh vật chăn nuôi

32

Dinh dưỡng động vật

33

Thú y cơ bản

34

Thiết kế chuồng trại

I.2

Các học phần tự chọn

35

Khuyến nông

36

Ngoại khoa thú y

37

Marketing căn bản

38

Kinh tế nông nghiệp

II

Kiến thức ngành

II.1

Các học phần bắt buộc

39

Chọn và nhân giống vật nuôi

40

Công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi

41

Công nghệ sinh sản

42

Thức ăn chăn nuôi

43

Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

44

Chăn nuôi lợn

45

Chăn nuôi gia cầm

46

Chăn nuôi trâu bò

47

Chăn nuôi dê và thỏ

48

Nhân nuôi động vật hoang dã

49

Bệnh truyền nhiễm thú y

50

Vệ sinh chăn nuôi

51

Quản lý chất thải chăn nuôi

52

Thiết kế thí nghiệm trong chăn nuôi

53

Quản lý trại chăn nuôi

II.2

Các học phần tự chọn

54

Tiếng Anh chuyên ngành chăn nuôi

55

Quản lý động vật hoang dã

56

Bệnh ký sinh trùng thú y

57

Bệnh sản khoa

58

Chăn nuôi chó mèo

59

Chăn nuôi đà điểu và chim

60

Kiểm nghiệm thú sản

61

Cây thức ăn chăn nuôi

62

Vệ sinh an toàn thực phẩm

C

Thực tập nghề nghiệp

63

Thực tập cơ sở chăn nuôi

64

Thực tập chăn nuôi 1

65

Thực tập chăn nuôi 2

D

Tốt nghiệp

66

Khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Lâm nghiệp 

3. Các khối thi vào ngành Chăn nuôi 

- Mã ngành: 7620105

- Ngành Chăn nuôi xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Vật lý - Hóa học
  • A16: Toán - Khoa học tự nhiên - Ngữ văn
  • B00: Toán - Hóa - Sinh học
  • D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
  • A02: Toán - Vật lý - Sinh học
  • D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Chăn nuôi 

Điểm chuẩn ngành Chăn nuôi được tính theo hình thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ THPT. Cụ thể như sau:

  • Với phương thức xét điểm thi THPT, điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng 14 - 17 điểm.
  • Phương thức xét  học bạ THPT, điểm chuẩn dao động trong khoảng 20 điểm.
Điểm chuẩn ngành Chăn nuôi lấy bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Chăn nuôi

Để theo học ngành Chăn nuôi, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Chăn nuôi 

Ngành Chăn nuôi được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành này, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại:

  • Trung tâm khuyến nông; phòng nông nghiệp địa phương; Cục, Viện nghiên cứu; Phòng thú y cộng đồng thuộc chi cục thú y tỉnh; Trạm thú y quận huyện; trạm kiểm dịch...
  • Phòng xét nghiệm thú y khoa của các trường cao đẳng hoặc đại học, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y.
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường cao đẳng, đại học, viện có liên quan đến chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y.
  • Công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, các công ty kinh doanh thuốc thú y, các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi thú y, các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp địa phương, các trại chăn nuôi hoặc tự điều hành trang trại, kinh doanh trong lãnh vực chăn nuôi.
Học ngành Chăn nuôi không sợ thất nghiệp

7. Mức lương của ngành Chăn nuôi

  • Trong các chuyên ngành thuộc nhóm ngành nông nghiệp, ngành Chăn nuôi được đánh giá cao với mức lương “hấp dẫn”. Mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, địa điểm làm việc, năng lực chuyên môn… Mức lương phổ biến của ngành dao đông từ 6 - 15 triệu/ tháng.
  • Với những người tham gia hoạt động kinh doanh về Chăn nuôi, mức lương có thể lên tới 20 - 25 triệu/ tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Chăn nuôi

Để có thể theo học ngành Chăn nuôi, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.

Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng bài viết đã đem đến những tin tức cụ thể và chính xác nhất về ngành Chăn nuôi, giúp thí sinh tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật