CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Quản lý công nghiệp

Cập nhật: 07/02/2020 icon

Quản lý công nghiệp là một ngành có từ lâu trên thế giới, tại Việt Nam, đây đang là một ngành thu hút nhiều sinh viên theo học. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các sở, bộ, ban, ngành quản lý nhà nước và các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực Quản lý Công nghiệp, có cơ hội giữ các chức vụ quản lý tại các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn đa quốc gia… Hãy cũng tìm hiểu rõ về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu ngành Quản lý công nghiệp

  • Quản lý công nghiệp (tên tiếng Anh là Industrial Engineering and Management – IEM) là ngành giao thoa giữa kinh tế và công nghệ. Ngành này thường được áp dụng trong các công ty, doanh nghiệp, các trung tâm thương mại, các ngành dịch vụ. Công việc chủ yếu của người làm trong ngành quản lý công nghiệp là giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, doanh thu cho công ty, doanh nghiệp, lập các kế hoạch kinh doanh, tiếp thị. Đồng thời cũng là người lập các dự án và cũng là người phân tích các dự án đó, nghiên cứu về thị trường,..
  • Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp trang bị cho người học cả kiến thức về quản trị kinh doanh (kinh tế) và kiến thức nền tảng về kỹ thuật công nghệ.  Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản trị dự án, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị sản xuất, Đánh giá công nghệ, Quản lý vật tư và tồn kho... Sau tốt nghiệp ngành này, người học có thể đảm nhận ngay vị trí quản lý ở các bộ phận kế hoạch, điều độ sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án… làm việc trong các đơn vị sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp - khu chế xuất hoặc có thể học tiếp cao học quản trị kinh doanh…
Những thông tin cần biết về ngành Quản lý công nghiệp

2Chương trình đào tạo ngành Quản lý công nghiệp

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý công nghiệp trong bảng dưới đây.

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1. Khối kiến thức bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

5

Đại số tuyến tính

6

Giải tích 1

7

Xác suất và thống kê

8

Elementary

9

Pre-Intermediate 2

10

Intermediate 1

11

Giáo dục thể chất 1

12

Giáo dục thể chất 2

13

Giáo dục thể chất 3

14

Giáo dục quốc phòng

15

Pháp luật đại cương

II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

1. Khối kiến thức cơ sở

1.1. Khối kiến thức cơ sở kỹ thuật

16

Đại cương về kỹ thuật (Engineering solutions)

17

Kỹ thuật điện đại cương

1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành

18

Luật kinh doanh

19

Toán Kinh tế

20

Kinh tế học vi mô

21

Kinh tế học vĩ mô

22

Lý thuyết tài chính tiền tệ

23

Nguyên lý kế toán

24

Marketing căn bản

25

Thống kê doanh nghiệp

26

Nguyên lý thống kê

27

Phân tích hoạt động kinh doanh

28

Quản trị học

29

Kế toán quản trị 2

30

Tài chính doanh nghiệp

31

Giao tiếp kinh doanh

32

Tin học ứng dụng

33

Tự chọn 1 (Chọn 1 trong 2 học phần)

33.1

Lịch sử các học thuyết kinh tế

33.2

Xã hội học

2. Khối kiến thức riêng ngành Quản lý công nghiệp

34

Quản trị nguồn nhân lực

35

Quản trị chất lượng

36

Quản lý dự án

37

Quản lý sản xuất CN

38

Quản trị chuỗi cung ứng

39

Quản trị chiến lược

40

Quản lý công nghệ

41

Định mức các yếu tố sản xuất

42

Kinh tế công nghiệp

43

Tự chọn 2 (chọn 1 trong 2 học phần)

43.1

Đấu thầu

43.2

Tin học trong quản lý dự án

44

Tự chọn 3 (chọn 1 trong 2 học phần)

44.1

Quản trị thương mại trong DNCN

44.2

Kinh doanh quốc tế

45

Đề án Quản lý dự án

46

Đề án Quản lý sản xuất công nghiệp

47

Thực tập cơ sở ngành Quản lý công nghiệp

48

Thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp

49

Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp

Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3. Các khối thi vào ngành Quản lý công nghiệp

- Mã ngành: 7510601

- Ngành Quản lý công nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp

Điểm chuẩn ngành Quản lý công nghiệp của các trường dao động từ 14 - 22 điểm tùy vào phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ.

5. Các trường đào tạo ngành Quản lý công nghiệp 

Để theo học ngành Quản lý công nghiệp, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

Sinh viên có nhiều cơ hội việc làm sau khi học ngành Quản lý công nghiệp

6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý Công nghiệp

Ngành Quản lý công nghiệp được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn. Cử nhân ngành Quản lý Công nghiệp sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các tổ chức sản xuất, dịch vụ, thương mại với các quy mô khác nhau (vừa hay lớn) cũng như hình thái hoạt động đa dạng (nội địa hoặc đa quốc gia) với các vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp có thể là:

  • Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh;
  • Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội;
  • Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc các thành phần tư nhân và công cộng.

Với các công việc cụ thể sau:

  • Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý nhân viên.
  • Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiết lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành.
  • Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi.
  • Lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại.
  • Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
  • Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…
  • Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động…
  • Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và phương thức kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau…

7. Mức lương ngành Quản lý công nghiệp

  • Đối với sinh viên ngành Quản lý công nghiệp mới ra trường và chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động từ 7 - 10 triệu đồng khi làm việc tại các doanh nghiệp.
  • Còn đối với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các vị trí liên quan đến ngành Quản lý công nghiệp mức lương sẽ cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng.

8. Yêu cầu của ngành Quản lý công nghiệp

Để thành công trong lĩnh vực Quản lý công nghiệp, đòi hỏi bạn phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Biết sử dụng kiến thức chuyên môn để xác định và đề xuất hướng giải quyết các vấn đề quản lý, bằng sự hỗ trợ của các ứng dụng những công cụ phần mềm chuyên.
  • Tự tin thuyết trình các nội dung chuyên môn hoặc trong quản lý con người.
  • Viết báo cáo, biểu mẫu văn bản hợp chuẩn mực, đủ thông tin cho việc ra quyết định.
  • Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.
  • Có khả năng thực hiện ít nhất một trong các công việc sau: Lập kế hoạch sản xuất; cải tiến chuỗi cung ứng; dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư; kiểm soát và cải tiến chất lượng; đánh giá trình độ công nghệ...
  • Hiểu biết về một kỹ thuật - công nghệ, hợp tác được với các kỹ sư và bộ phận kỹ thuật.
  • Biết sử dụng kỹ thuật, cơ sở định lượng, kỹ năng và công cụ đương đại trong công việc chuyên môn.

Với những thông tin bài viết chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Quản lý công nghiệp để dễ dàng đưa ra quyết định có nên theo học ngành này không.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật