CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Chính trị học

Cập nhật: 02/07/2019 icon

Trong xã hội hiện đại, Chính trị học là một ngành học rất được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội và những kĩ năng giải quyết những vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống. Do đó, hiện nay, ngành Chính trị học đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Chính trị học.

1. Tìm hiểu ngành Chính trị học

  • Chính trị (tiếng Anh là Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước. Là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
  • Chính trị học (tiếng Anh là Political Science) hay khoa học chính trị là một ngành nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, miêu tả và phân tích các hệ thống chính trị và các ứng xử chính trị. Các lĩnh vực của chính trị học bao gồm lý thuyết chính trị và triết học chính trị, giáo dục công dân (civics) và chính trị đối sánh (comparative politics), các hệ thống quốc gia, phân tích chính trị (cross-national political analysis), phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, chính trị và luật quốc tế, quản lý hành chính, ứng xử quản lý hành chính, luật, chính sách xã hội...
  • Ngành Chính trị học đào tạo cử nhân ngành Chính trị học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gần với Chính trị học, trên cơ sở đó có khả năng vận dụng lý luận, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp của ngành Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Ngành Chính trị học

2. Chương trình đào tạo ngành Chính trị học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Chính trị học trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung
(Không tính các học phần từ số 9 đến số 11)
1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 2

6

Ngoại ngữ cơ sở 1

7

Tiếng Anh cơ sở 1

8

Tiếng Nga cơ sở 1

9

Tiếng Pháp cơ sở 1

10

Tiếng Trung cơ sở 1

11

Ngoại ngữ cơ sở 2

12

Tiếng Anh cơ sở 2

13

Tiếng Nga cơ sở 2

14

Tiếng Pháp cơ sở 2

15

Tiếng Trung cơ sở 2

16

Ngoại ngữ cơ sở 3

17

Tiếng Anh cơ sở 3

18

Tiếng Nga cơ sở 3

19

Tiếng Pháp cơ sở 3

20

Tiếng Trung cơ sở 3

21

Giáo dục thể chất

22

Giáo dục quốc phòng-an ninh

23

Kỹ năng bổ trợ

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Các học phần bắt buộc
1

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

2

Nhà nước và pháp luật đại cương

3

Lịch sử văn minh thế giới

4

Cơ sở văn hoá Việt Nam

5

Xã hội học đại cương

6

Tâm lý học đại cương

7

Logic học đại cương

II.2

Các học phần tự chọn
1

Kinh tế học đại cương

2

Môi trường và phát triển

3

Thống kê cho khoa học xã hội

4

Thực hành văn bản tiếng Việt

5

Nhập môn Năng lực thông tin

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc
1

Chính trị học đại cương

2

Tôn giáo học đại cương

3

Thể chế chính trị thế giới

4

Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

III.2

Các học phần tự chọn
1

Lịch sử Việt Nam đại cương

2

Lịch sử triết học đại cương

3

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4

Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam

5

Nhân học đại cương

6

Báo chí truyền thông đại cương

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc

1

Chính trị và chính sách

2

Chính sách công của Việt Nam

3

Chính trị học phát triển

IV.2

Các học phần tự chọn
1

Hành chính học đại cương

2

Khoa học tổ chức

3

Dư luận xã hội

4

Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc
1

Lịch sử học thuyết chính trị

2

Phương pháp nghiên cứu chính trị học

3

Quyền lực chính trị

4

Đảng chính trị

5

Hệ thống chính trị Việt Nam

6

Văn hóa chính trị Việt Nam

7

Nhập môn Chính trị quốc tế

8

Nhập môn Hồ Chí Minh học

9

Chính trị học so sánh

10

Chính trị và truyền thông

11

Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị

12

Thực hành văn bản chính trị

V.2

Các học phần tự chọn

V.2.1

Hướng chuyên ngành Lý thuyết chính trị
1

Thực tập chuyên môn

2

Giới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị

3

Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị

4

Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị

V.2.2

Hướng chuyên ngành Chính trị Việt Nam

1

Thực tập chuyên môn

2

Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4

Chính sách đối ngoại của Việt Nam

V.2.3

Hướng chuyên ngành Chính trị quốc tế

1

Thực tập chuyên môn

2

Chính sách đối ngoại của các nước lớn

3

Quan hệ chính trị quốc tế

4

Kinh tế chính trị quốc tế

V.2.4

Hướng chuyên ngành Hồ Chí Minh học

1

Thực tập chuyên môn

2

Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam

3

Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

4

Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt Nam

V.3

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
1

Thực tập tốt nghiệp

2

Khoá luận tốt nghiệp

3

Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
4

Chính trị học - Những vấn đề cơ bản

5

Chính trị Việt Nam - Những vấn đề cơ bản

Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Chính trị học 

- Mã ngành: 7310201

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Chính trị học:

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Chính trị học

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Chính trị học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 - 23 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

Những trường nào đào tạo ngành Chính trị học?

5. Các trường đào tạo ngành Chính trị học

Nếu bạn muốn theo học ngành Chính trị học có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm của ngành Chính trị học 

Sinh viên ngành Chính trị học khi ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp, với những kiến thức được đào tạo trong trường, các bạn có thể làm các công việc sau:

  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
  • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị;
  • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
  • Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

7. Mức lương của ngành Chính trị học

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Chính trị học. Nếu sau khi ra trường, các bạn làm việc tại cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định hiện hành. Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các đơn vị ngoài nhà nước thì tùy thuộc vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm mà sẽ có các mức lương khác nhau.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Chính trị học 

Để học tập và thành công trong ngành Chính trị học, bạn cần hội tụ các tố chất sau:

  • Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật;
  • Có ý thức phục vụ cộng đồng;
  • Cần, kiệm, liêm, chính;
  • Tinh tế và nhạy bén về chính trị;
  • Tư duy độc lập, sáng tạo;
  • Bản lĩnh chính trị vững vàng;
  • Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề
  • Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi;
  • Chủ động, tự giác và có trách nhiệm trong công việc, có ý thức tổ chức, kỉ luật, tôn trọng, bảo vệ lợi ích của tổ chức.

Qua những thông tin bài viết cung cấp, chắc hẳn bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về ngành Chính trị học. Nếu các bạn yêu thích và mong muốn theo học ngành Chính trị học thì hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào các trường đại học phù hợp nhé!

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật