CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Truyền thông đa phương tiện

Cập nhật: 05/07/2019 icon

Truyền thông đa phương tiện hiện đang là ngành “hot” với các bạn trẻ ưa khám phá, năng động và sáng tạo trong công nghệ thông tin và truyền thông. Truyền thông đa phương tiện xây dựng nên những sản phẩm trong lĩnh vực truyền thông như truyền hình, phát thanh, báo điện tử, game, điện ảnh, hoạt hình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về ngành học thú vị này.

1. Tìm hiểu ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện (hay Công nghệ đa phương tiện) là ngành được tích hợp kiến thức giữa báo chí truyền thông và công nghệ thông tin; nhằm mục đích thiết kế, sáng tạo và xây nên các sản phẩm mang tính ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như: báo chí, quảng cáo, sản xuất phim, trò chơi, truyện...

  • Ngành Truyền thông đa phương tiện trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ đa phương tiện, về kỹ thuật chuyên môn và cảm quan sáng tạo tác phẩm ấn tượng. Khả năng lập kế hoạch, lên khung ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, thiết kế ra những sản phẩm mang tính ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Học ngành Truyền thông đa phương tiện sinh viên sẽ được biết về viết kịch bản phim, thiết kế đồ họa, xử lý biên tập âm thanh, chỉnh sửa hình ảnh, vận dụng kỹ thuật 3D, 2D để thiết kế ấn phẩm truyền thông, quảng cáo.
  • Ngành học này cung cấp kiến thức nền tảng về mảng mỹ thuật và công nghệ thông tin, những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông để có thể tự viết các ấn phẩm báo chí. Cụ thể là banner quảng cáo, catalog báo chí, thiết kế sách, truyện, biết dựng và sáng tạo nội dung video, thiết kế websie...
  • Sinh viên học ngành Truyền thông đa phương tiện được đào tạo sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa 2D, 3D và xây dựng phần mềm máy tính để có thể tạo ra sản phẩm đồ họa. Đào tạo thêm về kỹ xảo điện ảnh, dựng video, phim hoạt hình, trò chơi, website... đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo, giải trí hiện đại.
Tìm hiểu chung về ngành Truyền thông đa phương tiện

2. Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện

Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện trong bảng dưới đây.

I. Khối kiến thức giáo dục đại cương

1

LT - Giáo dục quốc phòng – An ninh (*)

2

TH - Giáo dục quốc phòng – An ninh (*)

3

Giáo dục thể chất 1(*)

4

Giáo dục thể chất 2(*)

5

Giáo dục thể chất 3(*)

6

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1 (Phần 1)

7

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2 (Phần 2)

8

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Tin học đại cương (ứng dụng văn phòng điện tử)

11

Pháp luật đại cương

Kiến thức ngoại ngữ

1

Intensive English-A1a

2

Intensive English-A1b

3

Intensive English-A2a

4

Intensive English-A2b

5

Intensive English-B1a

6

Intensive English-B1b

7

Intensive English-B2c

8

Intensive English-B1+

II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

II.1. Kiến thức cơ sở ngành

Phần bắt buộc

1

Soạn thảo văn bản hành chính

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

Xã hội học đại cương

4

Lịch sử truyền thông

5

Văn học Việt Nam

6

Văn học Phương Đông

7

Văn học Phương Tây

8

Cơ sở lý luận truyền thông đại chúng

9

Ngôn ngữ truyền thông

10

Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng

11

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Phần tự chọn

1

Lịch sử văn minh thế giới

2

Mỹ học đại cương

3

Nhập môn truyền hình

4

Nhập môn phát thanh

5

Công pháp quốc tế

6

Công chúng truyền thông

7

Nhập môn quan hệ công chúng

8

Nghị luận truyền thông

II.2. Kiến thức chuyên ngành

Phần bắt buộc

1

Tổ chức sự kiện

2

Kỹ thuật xử lý hình ảnh (Photoshop)

3

Tin và Viết tin

4

Kỹ năng khai thác thông tin trên Internet

5

Kỹ thuật nhiếp ảnh và ảnh báo chí

6

Kỹ thuật quay phim

7

Kỹ năng dẫn chương trình

8

Phóng sự

9

Điều Tra

10

Phương pháp quảng cáo

11

Kịch bản Phát thanh – Truyền hình

12

Kỹ năng phỏng vấn

13

Pháp luật về truyền thông

14

Tường thuật

15

Kỹ thuật làm báo trực tuyến

16

Phương pháp điều tra Xã hội học

17

Truyền thông và các loại hình nghệ thuật

18

Anh văn chuyên ngành 1

19

Anh văn chuyên ngành 2

20

Anh văn chuyên ngành 3

Phần tự chọn

1

Phát hành

2

Đối thoại truyền hình

3

Truyền thông Marketing

4

Tạp văn và tiểu phẩm

5

Nghiệp vụ biên tập

6

Quan hệ công chúng ứng dụng

7

Phim tài liệu truyền hình

8

Dàn dựng chương trình phát thanh, truyền hình

9

Kỹ thuật ghi hình và dựng hình

10

Trình bày và ấn loát

II.3. Thực tập tốt nghiệp

1

Thực tập tốt nghiệp

II.4. Khóa luận tốt nghiệp hoặc họcmôn thay thế

1

Khóa luận tốt nghiệp

2

Môn thay thế khóa luận 1: Nghiệp vụ truyền thông

3

Môn thay thế khóa luận 2:Tác phẩm và thể loại truyền thông

Theo Đại học Quốc tế Hồng Bàng

3. Các khối thi vào ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện có mã ngành 7320104, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán,Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí)
  • C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện

  • Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện xét tuyển theo học bạ thấp nhất là 8.70 điểm các khối C15, A16, D02 của trường Học viện Báo chí tuyên truyền. Và từ 18 -19 điểm khối A01, D01, C00, D14, D15 trường Đại học Dân lập Duy Tân, Đại học Công nghệ TPHCM, Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 các khối thi còn lại là 14 - 20.9 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện

Để giúp các thí sinh và phụ huynh dễ dàng lựa chọn một ngôi trường phù hợp để theo học, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Truyển thông đa phương tiện dưới đây.

6. Cơ hội việc làm ngành Truyền thông đa phương tiện 

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện khi ra trường có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh. Cụ thể:

Ngành Truyền thông đa phương tiện
  • Quản lý, biên soạn, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, thông cáo, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo...
  • Biên tập viên chuyên xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh.
  • Chuyên gia thiết kế: Làm công việc về thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, thiết kế biển quảng cáo, biển hiệu, phông nền làm phim quảng cáo… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.
  • Thiết kế website: thiết kế về giao diện, thiết kế chức năng website, hình ảnh và xây dựng nội dung website tại các công ty quảng cáo, Marketing, giải trí, giáo dục.
  • Thiết kế đồ họa 3D: Ứng dụng trong trò chơi giải trí, phác đồ về y học, sơ đồ công nghiệp, du lịch,..tại các công ty về thiết kế đồ họa 3D.
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, cơ sở đào tạo có liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện.
  • Làm Giám đốc sản xuất, sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, chuyên viên truyền thông, quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quản trị web...

7. Mức lương của ngành Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là một trong 5 nghề hấp dẫn, lương cao hiện nay, mức lương trung bình của ngành này từ 300 - 1000USD/tháng. Cụ thể:

  • Mức lương cho các sinh viên mới ra trường vào khoảng 6 - 9 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm từ 1 - 2 năm, mức lương được hưởng là 9 - 14 triệu đồng.
  • Với những cá nhân giàu kinh nghiệm, thâm niên trong nghề từ 3 năm trở lên, lương bạn nhận được sẽ là 15 - 20 triệu/tháng, thậm chí là 1000USD/tháng với người có năng lực.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Truyền thông đa phương tiện

Những tố chất, kỹ năng để thành công trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện:

  • Kỹ năng viết tốt;
  • Có khả năng biên tập nội dung, hình ảnh, âm thanh;
  • Có năng khiếu về thẩm mỹ, yêu cái đẹp;
  • Có đầu óc sáng tạo;
  • Khả năng tư duy nhạy bén;
  • Luôn có những ý tưởng mới;
  • Chăm chỉ, nhẫn nại trong công việc;
  • Ham học hỏi và chịu khó tìm tòi;
  • Khả năng tổng hợp, phân tích thông tin nhanh;
  • Biết chọn lọc thông tin, hình ảnh;
  • Xử lý hình ảnh tốt.

Ngành Truyền thông đa phương tiện đang là một trong những ngành học "hot" nhất hiện nay với cơ hội việc làm lớn và mức lương vô cùng hấp dẫn. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp các bạn có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học Truyền thông đa phương tiện hay không.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật