CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kinh tế quốc tế

Cập nhật: 17/12/2019 icon

Ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong những ngành học “hot” ở nước ta. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này là luôn cần thiết, vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế cũng rộng mở.

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế quốc tế

  • Kinh tế quốc tế (tiếng Anh là International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
  • Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam…
  • Theo học ngành này, sinh viên còn được học các kiến thức về luật quốc tế và môi trường Kinh tế quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần Kinh tế quốc tế và xuất - nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài…
Ngành Kinh tế quốc tế

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế

Để biết được ngành Kinh tế quốc tế học những gì, các bạn có thể tham khảo khung chương trình học và các môn chuyên ngành trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung (Không tính các học phần 9-11)

1.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 

3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh 

4.

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 

5.

Tin học cơ sở 2 

6.

Tiếng Anh cơ sở 1 

7.

Tiếng Anh cơ sở 2 

8.

Tiếng Anh cơ sở 3 

9.

Giáo dục thể chất 

10.

Giáo dục quốc phòng -an ninh 

11.

Kỹ năng bổ trợ 

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

12.

Toán cao cấp 

13.

Xác suất thống kê 

14.

Toán kinh tế 

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc

15.

Nhà nước và pháp luật đại cương 

16.

Kinh tế vi mô 

17.

Kinh tế vĩ mô 

18.

Nguyên lý thống kê kinh tế

19.

Kinh tế lượng

III.2

Các học phần tự chọn

20.

Kỹ năng làm việc theo nhóm 

21.

Lịch sử văn minh thế giới 

22.

Xã hội học đại cương 

23.

Lô gíc học

IV

Khối kiến thức theo khối ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc

24.

Luật kinh tế B

25.

Phương pháp nghiên cứu kinh tế 

26.

Kinh tế vi mô chuyên sâu

27.

Kinh tế vĩ mô chuyên sâu 

28.

Kinh tế phát triển

29.

Lịch sử các học thuyết kinh tế 

IV.2

Các học phần tự chọn

30.

Nguyên lý kế toán 

31.

Nguyên lý quản trị kinh doanh

32.

Nguyên lý Marketing 

33.

Quản trị học 

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

34.

Thương mại quốc tế 

35.

Đầu tư quốc tế 

36.

Tài chính quốc tế 

37.

Quản trị quốc tế, quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia

38.

Kinh doanh quốc tế

V.2

Các học phần tự chọn

39.

Kinh tế đối ngoại Việt Nam 

40.

Công ty xuyên quốc gia T

41.

Các vấn đề chính sách trong nền kinh tế quốc tế

42.

Toàn cầu hóa và khu vực hóa trong nền kinh tế thế giới 

43.

Thương mại điện tử 

44.

Logistics 

45.

Quản trị tài chính quốc tế 

46.

Thanh toán quốc tế 

47.

Quản lý nợ nước ngoài

48.

Phân tích chi phí và lợi ích 

49.

Quản trị chuỗi cung ứng 

50.

Kinh tế môi trường 

51.

Marketing quốc tế 

52.

Quản trị dự án quốc tế 

53.

Phân tích rủi ro quốc gia 

54.

Kinh tế tiền tệ ngân hàng 

55.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế 

56.

Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương

57.

Hệ thống thông tin kinh tế 

V.3

Thực tập thực tế và niên luận

58.

Thực tập thực tế 

59.

Niên luận 

V.4

Khóa luận tốt nghiệp và họ phần thay thế

60.

Khóa luận tốt nghiệp

 

Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

61.

Đàm phán trong kinh doanh quốc tế

62.

Giao dịch thương mại quốc tế 

Theo Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 

3. Các khối thi vào ngành Kinh tế quốc tế 

- Mã ngành: 7310106

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế quốc tế:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế quốc tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 21 - 27 điểm tùy theo các tổ hợp môn  xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ.

Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế lấy bao nhiêu?

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế quốc tế

Nếu muốn theo học ngành này, phụ huynh và học sinh có thể xem danh sách các trường đại học có ngành Kinh tế quốc tế dưới đây.

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế quốc tế 

Hiện nay, ngành Kinh tế quốc tế thiếu nhân lực trầm trọng do yêu cầu kỹ năng khi tuyển dụng của ngành này khá cao. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Kinh tế quốc tế rất rộng mở với nhiều lựa chọn hấp dẫn. Học ngành Kinh tế quốc tế bạn được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khi ra trường bạn dễ dàng xin được việc làm tại các vị trí sau:

  • Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không;
  • Nhân viên xuất nhập khẩu;
  • Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu thị trường;
  • Chuyên gia marketing quốc tế;
  • Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng;
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế;
  • Chuyên gia xúc tiến thương mại;
  • Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế;
  • Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế.

Với những vị trí việc làm trên, bạn có thể làm việc tại:

  • Các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quốc tế;
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh tế quốc tế;
  • Bộ Công thương, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại;
  • Các viện và trung tâm nghiên cứu kinh tế;
  • Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải quốc tế;
  • Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…

7. Mức lương của ngành Kinh tế quốc tế

Đối với sinh viên ngành Kinh tế quốc tế mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế đầu tư thì mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn con số này rất nhiều.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế quốc tế 

Để theo học ngành Kinh tế quốc tế, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Nhạy bén, tháo vát, có trách nhiệm cao với công việc;
  • Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
  • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
  • Khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Sáng tạo, quyết đoán;
  • Khả năng thu thập và xử lí thông tin;
  • Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.

Hy  vọng với những thông tin có trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Kinh tế quốc tế và giúp các bạn tìm ra được ngành học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật