CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Sư phạm Mỹ thuật

Cập nhật: 29/05/2019 icon

Nếu bạn là người có khả năng vẽ tốt, đam mê về hội họa và đặc biệt là có mơ ước trở thành một người thầy giáo, cô giáo mẫu mực thì không thể bỏ qua ngành Sư phạm Mỹ thuật. Đây sẽ là ngành học vừa giúp bạn thể hiện tối đa lợi thế của bản thân, vừa thỏa mãn ước mơ trở thành giáo viên. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Sư phạm Mỹ thuật.

1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Mỹ thuật

  • Sư phạm Mỹ thuật (tiếng Anh là Art Education) là ngành đào tạo cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông và các trường trung cấp chuyên nghiệp. Có khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục và sáng tạo tác phẩm, tham gia tổ chức các hoạt động Mỹ thuật đồng thời có thể học tiếp ở trình độ hơn.
  • Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
    • Các kiến thức khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, tin học.
    • Các kiến thức cơ bản về mỹ thuật: hình hoạ, trang trí, bố cục, điêu khắc, ký hoạ. Nắm được quá trình phát triển của mĩ thuật thế giới và của Việt Nam. Có thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, biết phân tích đánh giá các tác phẩm nghệ thuật và tranh vẽ của thiếu nhi.
    • Những kiến thức chung về khoa học sư phạm: tâm lí học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn, biết vận dụng lí luận sư phạm vào hoạt động giáo dục. Nắm vững chương trình giáo dục mỹ thuật ở bậc tiểu học.
    • Vận dụng các kiến thức được đào tạo vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học về sư phạm Mỹ thuật tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật có thể đảm nhận các vị trí công việc như: giảng dạy mỹ thuật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, các trung tâm hướng dẫn và đào tạo mỹ thuật, sáng tác tranh nghệ thuật hoặc ứng dụng căn bản hội họa vào các chuyên ngành đồ họa, thời trang…
Ngành sư phạm Mỹ thuật

2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành của ngành Sư phạm Mỹ thuật trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức chung

1 Giáo dục quốc phòng

15

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
2 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1

16

Kỹ năng giao tiếp
3 Tiếng Anh 1

17

Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Tiếng Pháp 1

18

Tiếng Anh 3
5 Tiếng Nga 1

19

Tiếng Pháp 3
6 Giáo dục thể chất 1

20

Tiếng Nga 3
7 NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2

21

Giáo dục học
8 Tiếng Anh 2

22

Giáo dục thể chất 3
9 Tiếng Pháp 2

23

Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
10 Tiếng Nga 2

24

Giáo dục thể chất 4
11 Tin học đại cương

25

Tiếng Nga chuyên ngành
12 Tâm lý học

26

Tiếng Pháp chuyên ngành
13 Giáo dục thể chất 2

27

Thực tập sư phạm 1
14 Âm nhạc

28

Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

Khối kiến thức chuyên ngành

1 Giải phẫu

25

Phương pháp tổ chức hoạt động Mỹ thuật
2 Luật xa gần

26

Tin học chuyên ngành
3 Hình họa 1

27

Cơ sở văn hóa Việt Nam
4 Trang trí 1

28

Tiếng Việt thực hành
5 Hình họa 2

29

Chữ nghệ thuật
6 Trang trí 2

30

Hình họa 6
7 Bố cục cơ bản 1

31

Kỹ thuật chất liệu Sơn mài
8 Lịch sử Mỹ thuật thế giới

32

Chuyên đề
9 Mỹ thuật đại cương

33

Phương pháp dạy học Mỹ thuật 2
10 Hình họa 3

34

Phương pháp Công tác Đội
11 Trang trí 3

35

Nghệ thuật học đại cương
12 Kiến tập sư phạm

36

Điêu khắc
13 Phương pháp nghiên cứu khoa học

37

Thực tập sư phạm 1
14 Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

38

Hình họa 7
15 Hình họa 4

39

Kỹ thuật chất liệu Khắc gỗ
16 Kỹ thuật chất liệu Lụa

40

Ký họa 2
17 Phân tích tác phẩm Mỹ Thuật

41

Tiếng Anh chuyên ngành
18 Đạc biểu Kiến trúc

42

Tiếng Pháp chuyên ngành
19 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

43

Tiếng Nga chuyên ngành Mỹ thuật
20 Hình họa 5

44

Phương pháp dạy học Mỹ thuật 3
21 Bố cục cơ bản 2

45

Thông tin quảng cáo
22 Kỹ thuật chất liệu Sơn dầu

46

Nhiếp ảnh căn bản
23 Ký họa 1

47

Thực tập sư phạm 2
24 Phương pháp dạy học Mỹ thuật 1

48

Khoá luận tốt nghiệp

Theo Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Mỹ thuật 

- Mã ngành: 7140222

- Để thi vào ngành Sư phạm Mỹ thuật, các thí sinh phải lựa chọn khối thi năng khiếu vẽ là khối H hoặc khối V, tùy theo yêu cầu tuyển sinh của từng trường khác nhau. Khi thi, ngoài môn văn hóa theo yêu cầu, các thí sinh cần phải thực hiện từ 1 đến 2 bài thi năng khiếu (tùy theo yêu cầu của từng khối khác nhau) gồm:

  • Môn thi Trang trí: Môn thi này bài thi sẽ được thực hiện trong thời gian 180 phút. Khi đi thi, thí sinh cần tự chuẩn bị bảng vẽ khổ giấy A3, lon đựng nước, cọ màu, bảng pha màu, và bài thi sẽ được vẽ bằng bột màu hoặc màu nước.
  • Môn thi Hình họa: Tương tự như môn thi trang trí, môn hình họa bài thi cũng được thực hiện trong thời gian 180 phút. Khi đi thi, thí sinh cần tự chuẩn bị bảng vẽ khổ giấy A3, thước đo, dây rọi, bút chì đen các loại và gôm.

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Mỹ thuật

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 28 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ và điểm thi môn năng khiếu.

5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật

Nếu muốn học ngành Sư phạm Mỹ thuật, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

- Khu vực miền Nam:

6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Mỹ thuật

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật có thể thực hiện các công việc sau:

  • Giảng dạy môn hội hoạ, mỹ thuật ở Tiểu học và THCS;
  • Giảng dạy mỹ thuật tại các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;
  • Tham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về mỹ thuật hoặc thực hiện các công việc liên quan đến mỹ thuật;
  • Giảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truyền ở các Sở VH-TT & DL, Phòng VHTT thành phố, huyện; các Trung tâm thiết kế quảng cáo...
  • Làm việc tại các phòng tranh, triểm lãm tranh.
Sư phạm Mỹ thuật ra trường lương bao nhiêu?

7. Mức lương ngành Sư phạm Mỹ thuật

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập hoặc làm những công việc khác liên quan đến mỹ thuật thì mức lương khởi điểm từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn. 

8. Những tố chất cần có để theo học ngành Sư phạm Mỹ thuật 

Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Mỹ thuật, bạn cần phải có các tố chất sau:

  • Có năng khiếu và đam mê về mỹ thuật;
  • Tự tin, năng động và sáng tạo;
  • Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa - xã hội sâu rộng;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.

Nếu bạn thực sự đam mê và có năng khiếu về hội họa thì ngành Sư phạm Mỹ thuật hoàn toàn phù hợp với bạn đó. Theo học ngành này, bạn có cơ hội được học tập những kiến thức về mỹ thuật và được rèn luyện để phát triển năng khiếu.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật