CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Cập nhật: 24/07/2019 icon

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành kỹ thuật lâu đời và phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới, và hiện đang có nhu cầu nhân lực lớn tại Việt Nam. Nhiệm vụ của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là giải quyết các vấn đề trong sản xuất và điều hành doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành học hấp dẫn này.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

  • Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (tiếng Anh là Industrial and Systems Engineering) là một lĩnh vực đa ngành gồm hệ thống kiến thức và kỹ năng về các môn học như: toán, vật lý, tin học, kinh tế, quản lý, xã hội.. Kết hợp với phương pháp phân tích và thiết kế kỹ thuật nhằm mục đích tối ưu hóa sự vận hành các hệ thống công nghiệp.
  • Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là ngành đào tạo ra những kỹ sư chuyên đảm nhận việc thiết kế, lắp đặt, quản lý hệ thống tích hợp giữa con người, thiết bị, phương pháp và năng lượng. Kiến thức ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp giúp thiết kế quản lý các hệ thống công nghiệp và dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu quả với chi phí hợp lý. Ngành học này đào tạo ra các quản đốc phân xưởng, các giám đốc quản lý sản xuất, các kỹ sư kế hoạch, quản lý điều hành nhà máy, công ty, hay nhà quản lý sản xuất và dịch vụ.
  • Sinh viên học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp sẽ được trang bị những kiến thức quản lý và điều hành hệ thống sản xuất, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho, các kỹ thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất, kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, quản lý và kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng, kỹ thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin...
  • Đặc biệt, ngành học này sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết cho kỹ sư Kỹ thuật hệ thống công nghiệp đó là: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp đàm phán, kỹ năng nghiên cứu và thực hiện dự án nhằm giúp sinh viên tự tin hơn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp đào tạo kỹ sư đảm nhận việc thiết kế, lắp đặt, quản lý hệ thống tích hợp giữa con người, thiết bị, phương pháp và năng lượng

2. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có mã ngành 7520118, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khôi A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • Khối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 - 22 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

4. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 

Để theo học ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

5. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 

Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp có thể làm việc ở các môi trường sản xuất, dịch vụ khác nhau như: Lĩnh vực hàng không, bệnh viện, cơ khí, dệt - may, hóa - mỹ phẩm, tài chính, vận tải... Đảm nhận các trách nhiệm như kỹ sư chất lượng, giám sát sản xuất,..

  • Kỹ sư phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ;
  • Kỹ sư thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực cho doanh nghiệp;
  • Phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp;
  • Thiết kế giải pháp tổng thể nhằm tối thiểu hóa về chi phí sản xuất và vận hành đến mức thấp nhất;
  • Quản lý logistics và chuỗi cung ứng;
  • Quản lý các dự án công nghiệp của công ty, tập đoàn liên doanh;
  • Quản lý và điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận hàng hóa;
  • Chuyên viên kế hoạch, chuyên viên chất lượng, chuyên viên dự án, chuyên viên cung ứng vật tư;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay tại các trung tâm dạy nghề trên khắp cả nước.

Ngoài ra, kỹ sư ra trường có thể công tác ở nhiều cơ quan, nhà máy, công ty, Viện nghiên cứu như: Các xí nghiệp dệt xuất khẩu, các nhà máy liên doanh, các công ty có vốn 100% nước ngoài, các công ty liên doanh, khu Công nghiệp, các công ty thương mại. Đặc biệt tỷ lệ làm việc trong các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài rất cao.

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp có thể làm việc ở các môi trường sản xuất, dịch vụ khác nhau

6. Mức lương ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

7. Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp 

Để học tập và làm việc trong lĩnh vực Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê nghề kỹ thuật hệ thống công nghiệp;
  • Luôn tìm tòi, khám phá;
  • Có tính sáng tạo, tư duy nhạy bén;
  • Tính kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ;
  • Kỹ năng khai thác, nghiên cứu tốt;
  • Kỹ năng phân tích tổng hợp;
  • Kỹ năng quản lý, quản trị hệ thống;
  • Lập kế hoạch và mục tiêu cụ thể;
  • Kỹ năng thiết kế và sắp xếp;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp các bạn hiểu thêm về ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật