CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Giáo dục Công dân

Cập nhật: 27/05/2019 icon

Giáo dục công dân là môn học có vai trò trực tiếp giáo dục những công dân chân chính cho đất nước, cụ thể trong việc phát triển đạo đức, nhân cách, giá trị sống con người - chủ nhân tương lai thế hệ mới. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân vẫn còn thiếu rất nhiều. Vì vậy, ngành Giáo dục Công dân cũng là một lựa chọn để theo học và có cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường.

1. Tìm hiểu ngành Giáo dục công dân

  • Giáo dục công dân (tiếng Anh là Civic Education) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
  • Giáo dục công dân là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong nhà trường THCS, THPT, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Những phẩm chất đạo đức này được hình thành, phát triển gắn liền với quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam. Chương trình dạy học môn Giáo dục công dân góp phần giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Ngành Giáo dục công dân là ngành đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS, THPT.
  • Sinh viên chuyên ngành này, sau khi được đào tạo các môn đại cương, sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục; về các lĩnh vực khác như xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước, tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.

2. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục công dân

Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Giáo dục công dân trong bài viết dưới đây.

Khối kiến thức chung

(Tự chọn 1 trong 3 môn ngoại ngữ)

1

Âm nhạc 14
Giáo dục thể chất 2

2

Giáo dục quốc phòng 15
Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1 16 Tiếng Anh 3

4

Tiếng Anh 1 17 Tiếng Pháp 3

5

Tiếng Pháp 1 18 Tiếng Nga 3

6

Tiếng Nga 1 19 Giáo dục học

7

Giáo dục thể chất 1 20
Giáo dục thể chất 3

8

NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2 21
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam

9

Tiếng Anh 2 22
Giáo dục thể chất 4

10

Tiếng Pháp 2 23
Thực tập sư phạm 1

11

Tiếng Nga 2 24
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

12

Tin học đại cương 25
Thực tập sư phạm 2

13

Tâm lý học    

Khối kiến thức chuyên ngành

1

Lịch sử văn minh thế giới 33
Lịch sử các học thuyết kinh tế

2

Lịch sử Việt Nam 34
Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

Lịch sử Triết học 35
Chuyên đề Triết học 1

4

Xã hội học 36
Chuyên đề kinh tế học

5

Giáo dục kỹ năng sống 37
Chuyên đề chủ nghĩa xã hội khoa học

6

Kỹ năng giao tiếp 38
Chuyên đề Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

7

Logic học 39
Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng

8

Khoa học giao tiếp 40
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục kỹ năng sống

9

Kinh tế học đại cương 41
Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt động và giải quyết nan đề cuộc sống

10

Pháp luật học 42
Thực tập sư phạm 1

11

Đạo đức học và giáo dục đạo đức 43
Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành niên

12

Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ 44
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, lối sống

13

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 45
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục môi trường

14

Tôn giáo học 46
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục pháp luật

15

Chính trị học 47
Tiếng Anh chuyên ngành

16

Dân tộc học và chính sách dân tộc 48
Tiếng Pháp chuyên ngành

17

Nhân học xã hội 49
Tiếng Nga chuyên ngành GDCD

18

Giáo dục pháp luật 1 50
Tiếng Nga chuyên ngành

19

Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 51
Sức khoẻ cộng đồng

20

Lý luận và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân 52
Giới và phát triển

21

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 53
Hành vi con người và môi trường xã hội

22

Văn hóa học 54
Văn hoá và phát triển

23

Tâm lý học nhân cách 55
Các tổ chức kinh tế, xã hội quốc tế

24

Phát triển học 56
Tiếng Anh chuyên ngành

25

Môi trường và phát triển 57
Thực tế chuyên môn ngành GDCD

26

Những vấn đề của xã hội đương đại 58
Thực tập sư phạm 2

27

Dân số học và giáo dục dân số 59
Khoá luận tốt nghiệp

28

Gia đình học và giáo dục gia đình 60 Kỹ năng mềm

29

Giáo dục pháp luật 2 61
Những vấn đề của gia đình Việt Nam hiện nay

30

Định hướng giá trị và giáo dục định hướng giá trị 62
Giáo dục môi trường

31

Thực hành phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân 63
Dạy học, kiểm tra và đánh giá môn GDCD theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

32

Lịch sử tư tưởng Việt Nam    

Theo Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Giáo dục công dân 

- Mã ngành: 7140204

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục công dân:

  • C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
  • D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Hiện nay, trên cả nước vẫn còn thiếu nhiều giáo viên dạy Giáo dục Công dân

4. Điểm chuẩn ngành Giáo dục công dân

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Giáo dục công dân những năm gần đây. Năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 24 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Giáo dục công dân

Nếu muốn theo học ngành Giáo dục công dân, các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào những trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Nam: 

6. Cơ hội việc làm ngành Giáo dục công dân 

Hiện nay, Giáo dục công dân là một môn học còn thiếu rất nhiều giáo viên. Sinh viên ra trường, sau khi học xong chuyên ngành này có cho mình nhiều cơ hội việc làm. Cụ thể:

  • Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở các trường từ bậc Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông.
  • Giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục công dân tại đại học, cao đẳng.
  • Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
  • Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới Trung ương.
  • Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
  • Làm việc trong ngành nghiên cứu kinh tế xã hội, phân tích xã hội, các vấn đề của kinh tế.
Ngành Giáo dục công dân là gì?

7. Mức lương của ngành Giáo dục Công dân

Đối với những bạn làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước hoặc giảng dạy ở các trường công lập thì sẽ có mức lương cơ bản theo quy định hiện hành. Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các đơn vị tư nhân sẽ có mức lương khởi điểm từ 5 -7 triệu/ tháng tùy vào năng lực và kinh nghiệp của mỗi người mà con số này có thể sẽ cao hơn.

8. Ngành Giáo dục Công cần có tố chất gì?

Để tham gia giảng dạy ngành Giáo dục công dân thì bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
  • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng, nhân phẩm và tính cách tốt.
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
  • Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.

Những thông tin chúng tôi chia sẽ trên chắc hẳn đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Giáo dục công dân và có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.

 

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật