CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Khoa học quản lý

Cập nhật: 22/05/2019 icon

Khoa học quản lý hiện nay là một ngành rất hấp dẫn đối với những cá nhân năng động, sáng tạo và mong muốn sự thách thức trong công việc. Khoa học quản lý chuyên thực hiện các công tác về kế hoạch, sắp xếp, tổ chức công việc đúng với mục đích, thời gian với nguồn nhân lực và chi phí thấp nhất. Vậy cơ hội việc làm ngành Khoa học quản lý ra sao và có nên học ngành này không? Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu ngành Khoa học quản lý 

  • Khoa học quản lý (tiếng Anh là Management Science) là quá trình bố trí nhân lực thông qua việc điều hành, sắp xếp, phối hợp thực hiện những nhiệm vụ đã giao trước đó. Là hoạt động một cách tối ưu nhất nguồn lực con người và ngân sách trong một công ty, tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Khoa học quản lý - Ngành có cơ hội thăng tiến cao
  • Ngành khoa học quản lý là ngành chuyên đào tạo các hoạt động quản lý bao gồm: Phương pháp quản lý, nguyên tắc quản lý, chức năng của quy trình quản lý và quyết định quản lý để áp dụng vào thực tế cuộc sống, công việc đạt hiệu quả. Ngành học này giúp sinh viên nắm vững quy luật quản lý, hiểu được các phạm trù của khoa học quản lý. Từ đó, có cơ sở nhận thức một cách đúng đắn về ngành nghề mình học áp dụng vào công việc sau khi ra trường.
  • Chương trình đào tạo ngành Khoa học quản lý cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về lý luận và phương pháp lãnh đạo, quản lý. Các kiến thức về chuyên ngành khoa học quản lý và những liên ngành khác cần phải nắm rõ như: Kinh tế, tài chính, chính sách, tâm lý, thông tin... Trang bị tầng kiến thức chuyên sâu về tư vấn quản lý, khả năng trình bày, giao tiếp cộng tác trong công việc; có năng lực phân tích và giải quyết các vấn đề quản lý; có khả năng tổ chức, huy động và thuyết phục đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu của tổ chức
  • Ngành khoa học quản lý đào tạo 5 hướng chuyên ngành chính là: Quản lý nhân lực, quản lý khoa học công nghệ, Sở hữu trí tuệ, chính sách xã hội và quản lý hành chính cấp cơ sở. Các kiến thức đầy đủ cộng thêm kỹ năng sẽ giúp các bạn ra trường thêm tự tin và có cơ hội việc làm cao.

2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học quản lý

Tham khảo khung chương trình và các môn học cơ bản của ngành Khoa học Quản lý trong bảng dưới đây.

I.

Khối kiến thức chung (Chưa tính các học phần từ 9-11)

 

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1   Tiếng Nga cơ sở 2

 

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2   Tiếng Pháp cơ sở 2

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh   Tiếng Trung cơ sở 2

 

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam   Ngoại ngữ cơ sở 3

 

Tin học cơ sở 2   Tiếng Anh cơ sở 3

 

Ngoại ngữ cơ sở 1   Tiếng Nga cơ sở 3

 

Tiếng Anh cơ sở 1   Tiếng Pháp cơ sở 3

 

Tiếng Nga cơ sở 1   Tiếng Trung cơ sở 3

 

Tiếng Pháp cơ sở 1   Giáo dục thể chất

 

Tiếng Trung cơ sở 1   Giáo dục quốc phòng - an ninh

 

Ngoại ngữ cơ sở 2   Kĩ năng bổ trợ

 

Tiếng Anh cơ sở 2    

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Các học phần bắt buộc II.2 Các học phần tự chọn

 

Các phương pháp nghiên cứu khoa học   Kinh tế học đại cương

 

Nhà nước và pháp luật đại cương   Môi trường và phát triển

 

Lịch sử văn minh thế giới   Thống kê cho khoa học xã hội

 

Cơ sở văn hoá Việt Nam   Thực hành văn bản tiếng Việt

 

Xã hội học đại cương   Nhập môn Năng lực thông tin

 

Tâm lý học đại cương    

 

Logic học đại cương    

III.

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc III.2 Các học phần tự chọn

 

Đại cương về quản trị kinh doanh   Địa lý thế giới

 

Khoa học quản lý đại cương   Luật hành chính Việt Nam

 

Quản lý nguồn nhân lực   Lý thuyết hệ thống

 

Tâm lý học quản lý   Thông tin học đại cương

 

    Văn hoá tổ chức

IV

Khối kiến thức theo nhóm ngành

IV.1

Các học phần bắt buộc IV.2 Các học phần tự chọn

 

Hành chính học đại cương   Quản lý biến đổi

 

Đại cương về sở hữu trí tuệ   Xã hội học quản lý

 

    Xử lý dữ liệu

 

    Luật Hiến pháp

 

    Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý

 

    Nghiệp vụ thư ký

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc

 

Lịch sử tư tưởng quản lý   Khoa học và công nghệ luận

 

Khoa học tổ chức   Quản lý khoa học và công nghệ

 

Khoa học chính sách   Quản lý chất lượng

 

Văn hoá và đạo đức quản lý   Kỹ năng quản lý

 

Lý thuyết quyết định    

V.2

Các học phần tự chọn theo hướng chuyên ngành

V.2.1

Hướng chuyên ngành Quản lý hành chính cấp cơ sở V.2.5
Hướng chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ

 

Phân cấp quản lý hành chính   Pháp luật về Khoa học và công nghệ

 

Quản lý cấp cơ sở về kinh tế   Nghiên cứu xã hội về khoa học, công nghệ và môi trường

 

Quản lý cấp cơ sở về văn hóa – xã hội   Chính sách khoa học và công nghệ

 

Dịch vụ công   Hệ thống đổi mới quốc gia

 

Quản lý cấp cơ sở   Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

V. 2.2

Hướng chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực V.3 Các học phần tự chọn

 

Pháp luật về lao động và việc làm   Quản lý dự án

 

Bảo hiểm xã hội   Công pháp quốc tế

 

Định mức lao động và Tổ chức tiền lương   Quản lý tài chính công

 

Tuyển dụng nhân lực   Quản lý tài sản công

 

Tổ chức lao động khoa học    

V.2.3

Hướng chuyên ngành Chính sách xã hội V.2.4 Hướng chuyên ngành Quản lý Sở hữu trí tuệ

 

Chính sách Trợ giúp xã hội   Quyền tác giả và quyền liên quan

 

Chính sách giảm nghèo bền vững   Sáng chế và giải pháp hữu ích

 

Chính sách văn hoá và giáo dục   Kiểu dáng công nghiệp

 

Chính sách dân tộc và tôn giáo   Nhãn hiệu và các chỉ dẫn thương mại khác

 

Chính sách phòng chống tệ nạn xã hội   Quản lý sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

V.4

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

 

Thực tập thực tế  
Học phần thay thế khoá luận (dành cho sinh viên không làm khoá luận)

 

Thực tập tốt nghiệp   Lý luận và phương pháp quản lý

 

Khóa luận tốt nghiệp (Thesis)/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
  Các vấn đề đương đại trong quản lý

Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Khoa học quản lý 

- Mã ngành Khoa học quản lý: 7340401

- Các tổ hợp môn xét tuyển:

  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • C00 (Văn, Lịch sử, Địa lý)
  • D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Khoa học quản lý

Điểm chuẩn ngành Khoa học quản lý năm 2018 dựa vào kết quả xét tuyển tốt nghiệp THPT Quốc gia: từ 13.50 (trường Đại học khoa học Thái Nguyên) đến 21.25 điểm (trường Đại học Kinh tế Quốc dân).

5. Các trường đào tạo ngành Khoa học quản lý

Tại Việt Nam, hiện có các trường đại học đào tạo ngành Khoa học quản lý gồm:

Ngành Khoa học quản lý 

6. Cơ hội việc làm ngành Khoa học quản lý

Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý, sinh viên đáp ứng được các yêu cầu cho vị trí quản lý, chuyên viên, tư vấn viên sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, công ty. Cụ thể các vị trí sau:

  • Quản lý tại các văn phòng hành chính nhà nước, trụ sở từ trung ương đến địa phương. Làm việc ở các phòng, ban, phân xưởng, công ty, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân như hành chính, nhân sự, tổng hợp.
  • Quản lý văn phòng UBND huyện, xã, phường hoặc nhân viên hành chính nhân sự văn phòng quận, thành phố...
  • Quản lý nhân sự và hành chính tại công ty: Chịu trách nhiệm phân bổ nhân lực, sắp xếp khoa học, phù hợp với yêu cầu của công ty.
  • Công tác trong ngành kinh doanh, quản trị, quản lý, ngân hàng, bảo hiểm, luật.
  • Giảng viên đào tạo: Làm công tác giảng dạy tại các trường đại học, viện, trường cao đẳng,..

7. Mức lương ngành Khoa học quản lý 

Mức lương ngành Khoa học quản lý còn tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bạn cộng thêm những đóng góp với công ty, doanh nghiệp. Thông thường sẽ có mức đánh giá mức lương như sau:

  • Sinh viên mới ra trường, cần thời gian đào tạo và chưa thể đảm nhiệm ngay những công việc đòi hỏi cao, mức lương dao động từ 6 - 8 triệu/tháng.
  • Những người có kinh nghiệm từ 1 - 2 năm, mức lương cho ngành khoa học quản lý trung bình từ 10 -14 triệu/tháng.

8. Những tố chất cần có để theo học ngành Khoa học quản lý 

Ngành quản lý khoa học thật sự phù hợp với những cá nhân thích quản lý, quản trị, thích sự thách thức sáng tạo trong công việc. 

  • Hợp với người luôn muốn trở thành người quản lý chuyên nghiệp. Ví dụ như một Doanh nhân thành đạt, chuyên gia tư vấn, Cán bộ quản lý nhân sự,..
  • Muốn làm việc trong môi trường năng động, giao tiếp tập thể, làm việc với con người.
  • Cá tính độc lập, chủ động, quyết đoán và sáng tạo không ngừng.
  • Ngành khoa học quản lý thích hợp với người có năng lực tổng hợp tốt về lĩnh vực quản lý nhà nước, nắm vững phương pháp và có nghệ thuật riêng quản lý chuyên nghiệp các cơ quan nhà nước, công ty...
  • Có khả năng tham mưu cho lãnh đạo những kế hoạch, chính sách, mục tiêu ý tưởng mới, có thể áp dụng mang đến hiệu quả như mong muốn.
  • Nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thông tin chính trị, các tình huống quản lý Nhà nước và luôn chủ động linh hoạt.

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành Khoa học quản lý, từ đó có định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật