CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Hệ thống thông tin

Cập nhật: 17/07/2019 icon

Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, ngành Hệ thống thông tin ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội với nhu cầu nhân lực lớn. Để giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan ngành Hệ thống thông tin.

1. Tìm hiểu ngành Hệ thống thông tin

  • Hệ thống thông tin (tiếng Anh là Information System) là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin và dữ liệu và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước. Cụ thể là tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin; phân tích dữ liệu hỗ trợ ra quyết định; kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.
  • Hiểu một các đơn giản, Hệ thống thông tin là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức - doanh nghiệp.
  • Ngành Hệ thống thông tin là ngành đào tạo ra những cử nhân xây dựng và khai thác Hệ thống thông tin, đặc biệt tập trung vào phần mềm cho các tổ chức, doanh nghiệp. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức và thông thạo kỹ năng, có thể làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế phát triển Hệ thống thông tin và Công nghệ thông tin nói chung ở Việt Nam.
  • Theo học ngành này, sinh viên có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý; kiến thức về lý thuyết thống kê kinh tế... nhằm cung cấp các căn cứ khoa học, đề xuất các phương án tối ưu trong công tác quản lý kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh. Tổ chức và xây dựng ứng dụng Công nghệ thông tin vào thực tiễn quản trị tổ chức, doanh nghiệp; có khả năng xử lý, phân tích và khai thác sử dụng dữ liệu lớn, khai phá dữ liệu, bảo mật dữ liệu và nâng cao tính an toàn của hệ thống, thống kê dự báo trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, quản trị, ngân hàng… và hỗ trợ ra quyết định trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất, đầu tư, Marketing… Phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành, phân luồng thông tin và tối ưu hóa các hệ thống thông tin quản lý; có khả năng quản lý dự án công nghệ thông tin, lập trình web, mạng và truyền thông...
Hệ thống thông tin: Ngành học được đánh giá cao

2. Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin

Để biết được ngành Hệ thống thông tin học những gì, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

I

Kiến thức giáo dục đại cương

 

Học phần bắt buộc

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

5

Pháp luật Việt Nam đại cương

6

Tiếng Anh 1

7

Tiếng Anh 2

8

Toán 1

9

Toán 2

10

Toán 3

11

Vật lý đại cương 1

12

Vật lý đại cương 2

13

Tin học đại cương

14

GDTC 1: Thể dục tay không, thể dục dụng cụ

15

GDTC 2: Điền kinh 1 (Nhảy xa, chạy trung bình)

16

GDTC 3: Điền kinh 2 (Chạy cự ly ngắn, đẩy tạ)

17

GDTC 4: Kỹ thuật bóng chuyền

18

GDTC 5: Kỹ thuật cầu lông

19

GDQP 1: Đường lối quân sự của Đảng

20

GDQP 2: Công tác Quốc phòng - An ninh

21

GDQP 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)

 

Học phần tự chọn

1

Lý thuyết xác suất - thống kê

2

Kỹ thuật điện - Điện tử

3

Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

Bảo vệ môi trường

II

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

II.1

Kiến thức cơ sở ngành

 

Học phần bắt buộc

1

Toán học rời rạc

2

Kiến trúc máy tính

3

Nhập môn Cơ sở dữ liệu

4

Nguyên lý Hệ điều hành

5

Ngôn ngữ lập trình C

6

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

7

Nhập môn mạng máy tính

8

Lập trình trực quan C#

9

Lý thuyết đồ thị

10

Lập trình hướng đối tượng C++

11

Lập trình trên môi trường Web

12

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

13

Công nghệ phần mềm

14

Kỹ thuật đồ họa máy tính

 

Học phần tự chọn

1

Automat và ngôn ngữ hình thức

2

Nhập môn chương trình dịch

3

Kỹ thuật số

4

Kỹ thuật vi xử lý

II.2

Kiến thức ngành

 

Học phần bắt buộc

1

Tiếng Anh 3

2

Phân tích và thiết kế hướng đối tượng

3

Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu

4

Trí tuệ nhân tạo

5

Hệ trợ giúp quyết định

6

Nhập môn Xử lý ảnh

7

Ngôn ngữ mô hình hóa UML

8

An toàn và bảo mật hệ thống thông tin

9

Hệ cơ sở tri thức

10

Đồ án Xây dựng hệ thống thông tin

11

Đồ án Mạng máy tính

12

Thiết kế mạng máy tính

13

Quản trị mạng

 

Học phần tự chọn

1

Hệ điều hành Unix

2

Nhập môn tương tác người - máy

3

Cơ sở dữ liệu phân tán

4

Đồ họa ứng dụng

II.3

Thực tập và đồ án tốt nghiệp

1

Thực tập tốt nghiệp

2

Đồ án tốt nghiệp

Theo Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

3. Các khối thi vào ngành Hệ thống thông tin

- Mã ngành:7480104

- Ngành Hệ thống thông tin xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
  • D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
  • D10: Toán - Địa lý - Tiếng Anh
  • D90: Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng Anh
  • D96: Toán - Khoa học xã hội - Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin

Trong nhóm ngành Công nghệ thông tin, ngành Hệ thống thông tin được đánh giá là có mức điểm chuẩn khá cao, điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng 16 - 22 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Hệ thống thông tin

Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Hệ thống thông tin, chỉ có các trường sau:

6. Cơ hội việc làm ngành Hệ thống thông tin

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Hệ thống thông tin, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc dưới đây:

  • Thiết kế và quản lý một hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh; các bạn cũng có thể tự tin đứng vào vị trí chuyên viên phân tích hệ thống, tích hợp hệ thống;
  • Quản trị viên hệ thống thông tin; Nhân viên đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận quản lý dự án;
  • Chuyên viên quản trị và bảo mật cơ sở dữ liệu của hệ thống, quản trị viên hệ thống thông tin, tích hợp hệ thống;Chuyên gia tư vấn, xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin;
  • Cán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực giáo dục điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, các hệ thống thông tin địa lý;
  • Giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin, máy tính và công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...
Cơ hội làm việc ngành Hệ thống thông tin ra sao?

7. Mức lương ngành Hệ thống thông tin

Mức lương của ngành Hệ thống thông tin khá “hấp dẫn” với các bạn trẻ. Mức lương phổ biến trong khoảng 8 - 15 triệu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Hệ thống thông tin

Để có thể theo học ngành Hệ thống thông tin, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

  • Đam mê với công nghệ, phần mềm;
  • Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;
  • Chính xác và thận trọng trong công việc;
  • Chịu được áp lực công việc tốt;
  • Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;
  • Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Có khả năng làm việc nhóm.

Trên đây là những thông tin thí sinh cần biết về ngành Hệ thống thông tin. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật