Trong hơn 1 ngày xét xử, các bị cáo vụ án gian lận thi cử tại Hà Giang đều khai mình chỉ giúp nâng điểm vì tình cảm và tạo phúc cho mình chứ không phải vì tiền.
Trong ngày làm việc thứ 2, phiên tòa xét xử sơ thẩ m vụ án gian lận thi cử ở Hà Giang, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Giang, khi được hỏi đã khẳng định, trong danh sách 93 thí sinh đã nhận để nâng điểm, chỉ quen biết có vài phụ huynh, còn lại không biết là ai. Điều đó khiến luật sư bào chữa tỏ ra khó hiểu và phải hỏi lại ông Hoài: tại sao lại đánh đổi cả sự nghiệp, thậm chí có thể phải đi tù để giúp đỡ những người không quen biết, mà lại không nhận tiền hoặc quà cáp, vật chất.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài bị dẫn giải tới toà sáng 15.10
“Đây là những người có quan hệ quen biết trong công tác hoặc bạn bè thân quen, chứ bị cáo không nhận bất cứ lợi ích gì”, ông Hoài khai.
Tới lượt trả lời câu hỏi, bị cáo Phạm Văn Khuông, cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, cho biết đồng ý với cáo trạng và khai: ngày 12.6.2018 có trao đổi công việc với bị cáo Nguyễn Thanh Hoài về các thủ tục hành chính, sau đó nhờ Hoài nâng điểm cho con mình. “Bị cáo nhờ vì con bị cáo ôn thi có môn không tốt, trong khi dự tuyển 5 trường đại học nên sợ bị trượt tốt nghiệp. Do cùng công tác nhiều năm, nên việc nhờ bị cáo Hoài quan tâm cho con là bình thường chứ không nhờ nâng điểm. Bị cáo cũng không hứa hẹn gì trong công tác, không đưa gì cho Hoài. Kết quả, con bị cáo được nâng 13,3 điểm, khi nhắc tới chuyện này bị cáo rất buồn vì không nghĩ mọi chuyện lại nghiêm trọng như vậy”, ông Phạm Văn Khuông trả lời hội đồng xét xử.
Giúp thí sinh để tạo phúc cho mình
Đối với bị cáo Lê Thị Dung, Phó đội trưởng Đội giáo dục đào tạo, y tế, lao động xã hội, thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh Hà Giang (trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, do không được phân công nhiệm vụ phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo) đã nhờ bị can Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh, trong số đó có nhiều thí sinh từ các tỉnh, thành khác đến Hà Giang để dự thi. Tại toà, Lê Thị Dung khai các thí sinh này chủ yếu do quen biết, quan hệ từ đồng nghiệp đến bác sĩ, người giữ xe bệnh viện, nơi đến khám bệnh; đặc biệt, nhiều thí sinh đi nghĩa vụ quân sự trở về… "Bị cáo bị nhiều loại bệnh hành hạ nên nghĩ rằng việc giúp các thí sinh là để tạo phúc cho mình", Lê Thị Dung khai.
Luật sư đặt vấn đề: tại sao lại có quá nhiều người tỉnh khác cũng đến Hà Giang dự thi: “Dư luận đang đồn thổi mỗi suất thi đỗ vào các trường công an, nếu được nâng điểm sẽ mất từ 1-1,5 tỉ đồng. Bị cáo là công an và có thấy rằng cần phải đề nghị cơ quan tố tụng, các cơ quan chức năng cần phải làm rõ vấn đề này, nhằm làm trong sạch lực lượng công an hay không”, luật sư hỏi "khó".
Tuy nhiên, Lê Thị Dung vẫn khẳng định mình giúp các thí sinh chủ yếu vì tình cảm, không phải vì tiền. “Nhưng nếu dư luận nói tôi làm vì tiền, vì lợi ích thì tôi cũng xin đề nghị các cơ quan có chức năng làm rõ”, Dung đáp lại.
Xem thêm: |
Nguồn theo Báo điện tử Thanh Niên
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.