Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh mẹo làm các dạng bài đọc hiểu trong đề thi Tiếng Anh tốt nghiệp THPT cùng bài tập vận dụng dưới đây để luyện tập.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Để nhận biết dạng này, các câu hỏi trong phần đọc hiểu tiếng Anh thường chứa cụm như: “What is the main idea”, “What is the topic”, “What does the passage mainly discuss?”,… Đối với nhóm câu hỏi này, lời khuyên là bạn đừng quá đi sâu vào chi tiết hay từ mới mà chỉ cần chú ý đến cấu trúc và những từ khóa (key words) trong bài.
Chẳng hạn:
1. Đoạn văn có tiêu đề, hãy chọn đáp án có nghĩa gần nhất
Ví dụ đoạn văn có tiêu đề là “LEVELS OF VOCABULARY” ⇒ đoán ngay nội dung chính về các loại từ vựng và chọn luôn ý D đúng không nào?
A. Standard speech,
B. Idiomatic phrases hay
C. Dictionary usage
D. Different types of vocabulary
2. Câu hỏi ý chính toàn đoạn (main idea)
- Đọc dòng đầu tiên hoặc 2 dòng đầu của đoạn văn vì thông thường ý chính sẽ nằm ở câu chủ đề (topic sentence) – thường đứng đầu các đoạn văn.
- Đối với bài được chia thành nhiều đoạn nhỏ, chúng ta cần tìm mối liên hệ giữa những dòng đầu tiên của đoạn văn. Từ đó, tổng hợp thành ý chính của bài.
- Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các bạn nên đọc lướt qua các dòng còn lại để đảm bảo ý đầu tiên của đoạn thể hiện đúng với ý của các dòng khác. Bên cạnh đó, trong quá trình đọc, các bạn hãy chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại hay những từ đồng nghĩa vì chúng sẽ phần nào nói lên nội dung chính của văn bản.
- Song song đó, các bạn có thể loại bỏ phương án sai. Tức là những phương án không tìm được thông tin trong bài, trái với thông tin đề cập trong bài hay quá chi tiết (thông tin về thời gian, địa điểm, miêu tả cụ thể).
1. Câu hỏi về chi tiết trong bài
Nhóm câu hỏi này chiếm phần lớn bài Đọc hiểu tiếng Anh. Bài này yêu cầu thí sinh phải xác định được vị trí của đối tượng được nhắc đến trong bài. Câu hỏi khá đa dạng, bao gồm “According to the passage, Which of the following is true….”.
Đối với dạng câu này, bạn hãy sử dụng ngay từ khóa trong câu hỏi để dò lại trong bài. Tuy nhiên, sẽ có những câu hỏi hóc búa không sử dụng nguyên từ giống trong bài mà thay vào đó là nằm ở dạng Paraphrase Keywords (diễn đạt theo cách khác nhưng giữ nguyên ý nghĩa). Vì thế, bạn cần chú ý luyện tập thêm khả năng Paraphrase của mình.
Ví dụ, thay vì sử dụng cụm “set in a time” (lấy bối cảnh thời gian) như trong bài đọc. Câu hỏi có thể paraphrase thành “the setting of sth” (bối cảnh của cái gì). Các đoạn có tính liệt kê như “and”, dấu phẩy, dấu ba chấm chắc chắn gợi ý đáp án cho câu hỏi về thông tin không được đề cập đó.
2. Câu hỏi về chi tiết không được nhắc đến trong bài (unstated detail question)
Dạng câu này kiểm tra khả năng loại trừ và tìm kiếm thông tin trong bài đọc của bạn với những câu hỏi nhận biết như What activity did the paragraph NOT mention?, What is NOT stated about the products?, Which of the following detail did the paragraph fail to mention?, All of these can be inferred from the passage EXCEPT…
Với dạng này, hãy chú ý đến những đoạn tính mang liệt kê chi tiết trong bài (những đoạn có nhiều dấu (,) gạch đầu dòng (-) hoặc từ “and” để loại thông tin không đề cập.
3. Câu hỏi về từ vựng
Dạng câu hỏi này có mục đích là kiểm tra vốn từ vựng tiếng Anh của bạn. Nếu gặp từ đã biết hay quen thuộc, bạn sẽ dễ dàng chọn được đáp án. Tuy nhiên, vẫn nên dò lại xem nghĩa mình biết có phù hợp với ý triển khai trong văn bản.
Nếu gặp từ vựng lạ, bạn cần đọc cả câu chứa từ đó, thậm chí câu trước và sau nó, rồi dựa vào ngữ cảnh để suy luận. Đặc biệt, muốn hiểu hết nghĩa của từ, cần vận dụng kiến thức về gốc từ, tiền tố, hậu tố; suy luận logic; dấu câu (chấm phẩy, hai chấm, gạch nối); từ nối (although, therefore, etc.)
Cụ thể, mình sẽ đọc cả câu chứa từ vựng đó. Sau đó dịch nghĩa, khi đã đoán nghĩa từ được in đậm rồi thì chỉ việc khoanh thôi. Với các câu dài ngoằng thì mọi người nhớ chú ý đến các từ nối (however, but, so,…) để đoán mối liên hệ về nghĩa nha. Vậy nếu gặp từ mới siêu dài và dị trong câu này thì làm sao ta?
Ví dụ như: “Large “carnivores” and herbivores over 10 kg comprised a small percentage of the animals listed but were hit more severely by overhunting”
animals eating meat
animals eating plants
animals living in the water
animals living on land
Mình không biết từ này nhưng mình biết gốc từ là “herb”: cỏ cây ⇒ “herbivore”: động vật ăn cỏ ⇒ đối xứng với nó chỉ có thể là động vật ăn thịt. Chọn A liền. Bởi vậy, chú ý đến gốc từ cũng là một cách làm đọc hiểu tiếng Anh giúp mình chọn đúng đáp án đó.
Nếu phát hiện những cụm “Which of the following can be inferred”, “What is the author’s tone” thì mình gom hết vô nhóm câu hỏi khoai nhất. Nó toàn hỏi những thông tin không có sẵn và yêu cầu mình suy luận. Vậy nên bạn hãy “save the best for the last” (dành điều tốt đẹp nhất cuối cùng).
Cách làm Đọc hiểu tiếng Anh này vẫn là gạch chân từ khoá trong 4 đáp án, sau đó tra ngược lại thông tin trong bài. Tuy nhiên, mình nghĩ câu hỏi này thực chất là để xác định quan điểm, thông tin quan trọng nhất được rút ra từ các facts, nghiên cứu,… Bởi vậy mình sẽ kết hợp với nội dung chính của bài (ở câu hỏi đầu tiên) và thái độ của tác giả (xuyên suốt bài đọc) để lựa đáp án đó!
Bài tập đọc hiểu Tiếng Anh có đáp án. XEM VÀ TẢI TẠI ĐÂY
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.