CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Những lưu ý khi chọn trường, chọn nghề

Cập nhật: 26/11/2022 icon

Phân vân lớn nhất của nhiều bạn trẻ là nên chọn ngành, chọn nghề trước hay nhu cầu của thị trường lao động và mong muốn của gia đình?

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. 

Cần cân nhắc: thích nhất và phù hợp nhất

Khi chọn ngành, chọn trường, nhiều thí sinh bị ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè, người thân. TS. Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, về phía gia đình, bạn bè, người thân, nhất là những người có kinh nghiệm là rất cần thiết. Bản thân thí sinh cũng phải biết năng lực, sở trường của mình như thế nào…

Ngoài ra, các em phải biết kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định lựa chọn cho mình. Tuy nhiên, quan trọng là chọn ngành phù hợp với mình nhất. Lưu ý, ngành mình thích nhất chưa chắc đã phù hợp với mình nên thí sinh cần cân nhắc giữa hai yếu tố: thích nhất và phù hợp nhất khi lựa chọn ngành học, trường học.

PGS.TS Trần Thành Nam, trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Kết quả khảo sát 1.400 học sinh năm 2020 của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Giáo dục cho thấy, có 40% học sinh đã xác định hướng nghề lựa chọn nhưng vẫn mơ hồ và chưa hiểu rõ hết về nghề. 25% học sinh không thống nhất được với cha mẹ về nghề đã lựa chọn. 30% học sinh còn băn khoăn hoặc chưa chọn được 1 nghề để theo đuổi. 5% học sinh đã chọn định hướng được nghề nhưng không phù hợp với bản thân.

Từ kinh nghiệm đúc kết thực tế, PGS.TS Trần Thành Nam chỉ ra 8 sai lầm của cha mẹ khi định hướng nghề nghiệp cho con. Đó là thiếu tôn trọng mong muốn của con, áp đặt với suy nghĩ “còn nhỏ, chưa biết gì”. Cùng với đó là coi trọng hình thức nghề hơn giá trị nghề. Đồng thời, bỏ mặc, không quan tâm định hướng nghề, sắp đặt toàn bộ lộ trình cho con. Ngoài ra, chọn nghề, hướng nghiệp không căn cứ vào khả năng của con, sử dụng tài chính để giúp con có việc làm hoặc chú ý cơ hội xin việc hơn là cơ hội phát huy sở trường.

Về phía học sinh, có 6 sai lầm mà các em thường dễ mắc phải khi chọn ngành nghề. Đó là dựa hoàn toàn vào năng lực học tập; chọn nghề theo trào lưu; chọn nghề vì lý do kinh tế; chọn nghề được xã hội trọng vọng; dành quá ít thời gian để tìm hiểu nghề nghiệp; tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học.

PGS.TS. Trần Thành Nam khuyên học sinh hãy dành thời gian để khám phá bản thân, tìm ra lĩnh vực mình yêu thích. Sau giai đoạn chọn ngành mới tiến tới chọn trường. Thí sinh cần xác định môi trường học mình mong muốn, tham khảo cơ sở vật chất, chương trình học, tình hình kinh tế gia đình, từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.

“Khi chọn trường, thí sinh nên hướng tới thị trường lao động 5 -7 năm tới. Nhiều nghề nghiệp có thể mất đi, bị thay thế bởi robot và không ít ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Đặc biệt, không có ngành học nào 'hot' với tất cả thí sinh, điều quan trọng là xác định nhóm ngành nghề phù hợp với năng lực sở trường của bản thân, nhu cầu của thị trường lao động”, chuyên gia Trần Thành Nam chia sẻ.

Sai lầm thường gặp khi chọn trường, chọn ngành

PGS.TS Phạm Mạnh Hà, giảng viên cao cấp Trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng chỉ ra một số sai lầm của học sinh khi chọn trường, chọn ngành.

Theo chuyên gia này, sai lầm đầu tiên là “chọn trường có tiếng hơn là trường vừa miếng”. Đơn cử như người có 29-30 điểm thường có tâm lý học trường càng tốt bao nhiêu thì cơ hội việc làm càng cao bấy nhiêu, cứ phải vào các trường top đầu cho yên tâm. Trong khi đó, thực tế mỗi trường lại có những ngành khác nhau, mà ngành đó có thể không phù hợp với bản thân, hệ quả là rất nhiều bạn bị “đứt gánh giữa đường”.

Sai lầm thứ hai là với tâm lý là thôi cứ vào trường đã, học ngành gì cũng được. Hệ quả của việc học ngành học nào cũng được mà không tìm hiểu trước là rất dễ dẫn đến thất vọng. Nhiều bạn sinh viên chọn chuyên ngành có tên rất hay nhưng khi vào học thấy không phù hợp rồi bỏ giữa chừng, lãng phí cả tiền bạc, thời gian và cơ hội.

Sai lầm thứ ba là lựa chọn vùng an toàn khi định hướng nghề. Ví dụ, thí sinh có 26 điểm thì thường có tâm lý chọn trường lấy 24-25 điểm năm ngoái cho an toàn. Nhưng thực tế, vùng an toàn càng rộng, cơ hội được học ngành phù hợp với mong muốn càng thấp, do đó đôi khi, thí sinh cũng phải chấp nhận mạo hiểm một chút.

Với quy định xét tuyển đại học theo hướng ưu tiên thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào ngành yêu thích như hiện nay, các em cần chú ý sắp xếp thứ tự nguyện vọng một cách thông minh để tránh tình trạng dù học rất giỏi nhưng vì sợ trượt nên lỡ mất ngành yêu thích.

Sai lầm thứ tư là tâm lý học ngành nào, trường nào học phí cũng thế nên không tính kỹ các chi phí. Thực tế có những ngành ngoài học phí phải có chi phí học liệu, chi phí đi thực tế, sử dụng vật tư phòng thí nghiệm… nên tổng chi phí rất cao. Khi học một thời gian, gia đình không đủ điều kiện kinh tế để chi trả, dẫn đến việc phải nghỉ học giữa chừng thì rất tiếc.

Từ những câu chuyện cụ thể trên, chuyên gia Phạm Mạnh Hà cho rằng, lý thuyết chọn lựa nghề nghiệp lý tưởng là phải có sự đan xen giữa đam mê, nhu cầu và năng lực. Chọn cái gì mình giỏi nhất, cái gì mình thích nhất, cái gì xã hội đang cần nhất, đó là lựa chọn phù hợp nhất.

“Thí sinh hãy căn cứ vào năng lực của mình để lựa chọn lĩnh vực phù hợp. Đối chiếu các nhóm năng lực tương ứng với lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, từ đó xem những nghề nghiệp nào mình làm được. Trên cơ sở xác định được nhóm nghề phù hợp với năng lực, tìm ra nghề mình thích nhất để lựa chọn học tập”, TS Phạm Mạnh Hà khuyên.

Xem thêm: 

Theo Báo Giáo dục & Thời đại

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Thông tin tuyển sinh 2025 của trường ĐH Tôn Đức Thắng 18:52 22/01/2025 Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa có thông báo phương thức tuyển sinh trình độ ĐH dự kiến năm... Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 19:10 14/01/2025 ĐH Quốc gia HN đã công bố đề cương ôn thi Đánh giá năng lực 2025, các bạn theo dõi bài viết dưới... Ma trận đề thi tham khảo đề thi THPT Quốc gia 2025 tất cả các môn 23:44 21/10/2024 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THTP 2025 tất cả các môn. Dưới đây là ma trận đề... Cách làm bài thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 tốt nhất 18:49 10/01/2025 Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia HN là kỳ thi lớn, được nhiều trường lựa chọn làm phương... Kinh nghiệm thi IELTS trên máy tính hữu ích của người đi trước 00:06 09/01/2025 Theo thông cáo báo chí của British Council và IDP, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật