CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Đánh giá đề thi tổ hợp KHXH 2024: Môn Địa lý có tính phân hóa cao, Lịch sử sẽ nhiều điểm 7-8

Cập nhật: 28/06/2024 icon

Tổ hợp Khoa học xã hội là tổ hợp được nhiều thí sinh chọn nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Hơn 630.000 thí sinh vừa làm xong bài thi tổ hợp này.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. 

Nhận định về đề thi môn Lịch sử, cô Đinh Thị Trang Nhung - Trưởng bộ môn Lịch sử Trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), cho biết, đề thi giống với cấu trúc đề thi các năm trước.

Phần kiến thức lớp 11 (4 câu), Thế giới (8 câu), Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (28 câu). Nội dung bám sát với kiến thức sách giáo khoa. Các câu hỏi nhận biết ít phương án gây nhiễu. Học sinh chỉ cần nắm chắc những kiến thức cơ bản trên lớp có thể đạt mức 7 điểm trở lên. Tuy nhiên, đề thi có nhiều câu hỏi mức độ nhận biết liên quan đến mốc thời gian học sinh cần ghi nhớ chính xác.

Đánh giá đề thi so với năm trước mức độ dễ hơn. Các câu vận dụng cao cũng “dễ thở” hơn. Dự kiến điểm trung bình môn năm nay sẽ cao hơn năm trước và dự đoán mức điểm trên 9 sẽ nhiều. Mức điểm dưới 5 giảm. Phổ điểm trung bình từ 6 đến 7 điểm.

TS. Hoàng Thị Hồng Nga, Tổ trưởng Tổ Lịch sử, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đánh giá đề môn Lịch sử có cấu trúc tương tự mọi năm, khoảng 32 câu đầu ở mức độ nhận biết thông hiểu, còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi đảm bảo yêu cầu dùng đề đánh giá năng lực của học sinh tốt nghiệp THPT về kiến thức, kỹ năng nhận thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, đồng thời đề đảm bảo yêu cầu phân hóa học sinh, dành cho các trường cần tuyển lựa các em học sinh có tư duy, kỹ năng về môn Lịch sử nói riêng và hướng các ngành xã hội nói chung.

Trong đề có những câu các em cần phải đọc kỹ, phân tích làm rõ các thuật ngữ, nội hàm các phương án, từ đó mới loại bỏ được phương án nhiễu và chọn được phương án đúng. "Tổng quan, đề thi năm nay khó hơn năm ngoái một chút vì các em học sinh phải tiệm cận với một số câu hỏi dài hơn, dẫn dắt phức tạp hơn khi dẫn đoạn trích và đọc hiểu để làm", cô Nga nói.

Ngoài ra, cô Nga ấn tượng với một số câu hỏi tiệm cận theo dạng mới như đưa đoạn trích và buộc học sinh phải vận dụng kỹ năng đọc hiểu để làm. "Đó là những dạng thức câu hỏi sử dụng các đoạn sử liệu trích dẫn từ các nguồn trong SGK và trong các nguồn tư liệu lịch sử đáng cậy. Từ việc đọc hiểu các đoạn trích, học sinh vận dụng kiến thức đọc hiểu sử liệu trong hoàn cảnh cụ thể của từng câu để có thể lựa chọn được đáp án đúng.

Nếu như đề thi kiểu cũ mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra câu dẫn từ chủ quan của người ra đề thì đề năm nay đã có những dạng thức trong câu dẫn là các đoạn văn bản để liên kết ý được hỏi vởi sử liệu. Do đó năng lực của học sinh cần được nâng lên một bước là cần đọc hiểu, khắc phục cách học vẹt, học máy móc, học thụ động", TS Nga cho hay.

Với đề thi này, cô Nga cho rằng những các học sinh khá có thể đạt từ 5 - 7 điểm; học sinh giỏi có thể đạt 8-9 điểm; học sinh chuyên, học sinh xuất sắc vẫn có thể được 10. Tuy nhiên, vì đề vẫn còn nhiều câu dài, phức tạp nên điểm trung bình môn Sử có thêt vẫn không cao.

Nhận định về đề thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Giáo dục công dân, cô Nguyễn Thị Nhung, Trưởng bộ môn Giáo dục công dân, Trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp (quận Nam Từ Liêm) - cho hay, nhìn chung đề thi môn Giáo dục công dân năm nay vừa sức với học sinh.

Đề thi có các câu nhận biết và thông hiểu khá quen thuộc với học sinh về kiểu câu, chỉ có 3 câu hỏi tình huống vận dụng với cách hỏi đồng thời hai loại hành vi vi phạm sẽ khiến học sinh nhầm lẫn. Hầu hết các câu hỏi lý thuyết đều nằm trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học.

Về cấu trúc tương đối giống đề minh họa, với 90% kiến thức lớp 12 và 10% lớp 11, tương tự các năm trước. Tuy nhiên, đề thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân năm 2024 có 2 câu hỏi theo cách đổi mới, trong đó có 1 câu thuộc về kiến thức lớp 11 có thể khiến thí sinh lúng túng nếu không ôn tập kĩ phần quy luật giá trị.

Với dạng câu nhận định đúng sai, học sinh cần nắm chắc kiến thức mới tìm được đáp án đúng. Tuy nhiên với các câu hỏi truyền thống, thí sinh có thể dễ dàng được 8 điểm. Đề thi năm nay cũng khá hay khi đưa tình huống về phòng cháy chữa cháy vào bài thi, đây là câu vận dụng có tính thực tế và tính giáo dục cao trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ ngày càng có tính chất nghiêm trọng như vừa qua.

Mức độ phân hóa của đề thi bắt đầu từ câu 30, trong đó có 4 câu gần cuối đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng phân tích mới làm bài tốt. Học sinh cần nắm được các bước phân tích dữ kiện, loại trừ phương án, suy luận logic các vấn đề pháp luật thì mới đạt điểm trọn vẹn cho với đề thi này.

So với đề minh họa Bộ GD-ĐT công bố trước đây, đề chính thức không có thay đổi về cấu trúc thi, các câu mức độ nhận biết và thông hiểu rất cơ bản, tuy nhiên đã có sự phân hóa cao hơn so với đề thi chính thức năm 2023.

Tương tự cô Phạm Thị Luyến - Tổ trưởng tổ Giáo dục công dân, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) cũng nhận định, đề thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân năm nay theo đúng cấu trúc của đề minh họa.

90% kiến thức nằm trong chương trình lớp 12, 10% kiến thức của chương trình lớp 11. Học sinh nếu nắm chắc bài sẽ được 8 điểm trở lên.

Trong đề thi có một số câu tình huống pháp luật học sinh phải đọc kĩ đề thi, xác định đúng yêu cầu của đề để tránh bị nhầm lẫn đáng tiếc. Những câu khó của đề thường rơi vào bài 2, 4, 6, 7 của lớp 12. Kiến thức lớp 11 chủ yếu là nhận biết và thông hiểu.

Cũng theo cô Luyến, đề thi năm nay có một số câu hỏi mang tính nhận đinh đúng, sai. Đó là điểm hơi khác với đề thi mấy năm trước. Nữ giáo viên dự báo điểm thi năm nay không có nhiều biến động so với các năm trước.

Nhận định về đề thi Địa lý, cô Lê Thị Vinh - Trưởng bộ môn Địa lý, Trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, nội dung đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và có 2 câu thuộc phần kĩ năng nằm trong chương trình lớp 11.

Về cấu trúc đề thi, câu hỏi lí thuyết là 21 câu và thực hành là 19 câu, trong đó tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao tương đương là 75%- 25%. 

Đối với phần thực hành kĩ năng  khá dễ, giống với cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Phần các câu hỏi sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam đều không ghi số trang mà ghi tên trang Atlat học sinh cần sử dụng. Để tránh mất nhiều thời gian, học sinh cần phải biết tìm mục lục hoặc nhớ chắc mỗi trang Atlat thể hiện nội dung gì. 

Với các câu biểu đồ và bảng số liệu, thí sinh phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu.  Đối với phần nhận dạng biểu đồ, có sự  khác biệt so với năm 2023. Học sinh phải xác định dạng “biểu đồ thích hợp nhất” chứ không phải “dạng biểu đồ thích hợp” vì vậy thí sinh cần nắm chắc các dấu hiệu của từng dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.

Như vậy, đề thi môn Địa lý năm nay không có sự thay đổi nhiều so với đề năm 2023 và minh họa 2024. Đề có sự phân hóa cao, đối với học sinh xét tốt nghiệp chỉ cần làm tốt các kĩ năng Địa lý và lý thuyết cơ bản có thể đạt mức điểm 6 đến 7. 

Với thí sinh muốn đạt điểm mức cao 8-9 điểm cần làm rất tốt từ câu 71 trở đi, đây là các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và nội dung thuộc phần Địa lý các ngành kinh tế. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học và kết thúc chương trình giáo dục phổ thông 2006. 

Xem thêm: 

Theo Vietnamnet

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Thông tin tuyển sinh 2025 của trường ĐH Tôn Đức Thắng 18:52 22/01/2025 Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa có thông báo phương thức tuyển sinh trình độ ĐH dự kiến năm... Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 19:10 14/01/2025 ĐH Quốc gia HN đã công bố đề cương ôn thi Đánh giá năng lực 2025, các bạn theo dõi bài viết dưới... Ma trận đề thi tham khảo đề thi THPT Quốc gia 2025 tất cả các môn 23:44 21/10/2024 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THTP 2025 tất cả các môn. Dưới đây là ma trận đề... Cách làm bài thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 tốt nhất 18:49 10/01/2025 Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia HN là kỳ thi lớn, được nhiều trường lựa chọn làm phương... Kinh nghiệm thi IELTS trên máy tính hữu ích của người đi trước 00:06 09/01/2025 Theo thông cáo báo chí của British Council và IDP, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật