CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Tôn giáo học

Cập nhật: 08/06/2019 icon

Tôn giáo học là bộ môn đi đầu trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên nghiên cứu, truyền bá tri thức về Tôn giáo, những đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về Tôn giáo nhằm mục đích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển của đất nước. Vậy chương trình đào tạo và cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu ngành Tôn giáo học

  • Ngành Tôn giáo học (tiếng Anh là Religious Studies) là ngành chuyên cung cấp những kiến thức lý luận, thực tiễn về Tôn giáo và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp bổ trợ về lĩnh vực tôn giáo học. Giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện các công việc cơ bản về tôn giáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tôn giáo hiện nay.
Ngành Tôn giáo học đào tạo, nghiên cứu khoa học về Tôn giáo như: Phương pháp nghiên cứu Tôn giáo học, các Tôn giáo Việt Nam và Thế giới...
  • Bộ môn Tôn giáo học đào tạo, nghiên cứu khoa học về Tôn giáo như: Phương pháp nghiên cứu Tôn giáo học, các Tôn giáo Việt Nam và Thế giới, ngành Tôn giáo tín ngưỡng đối với đời sống và xã hội.
  • Học ngành Tôn giáo học sinh viên sẽ được trang bị kiến thức có hệ thống về tôn giáo, tín ngưỡng, kiến thức cơ bản của khoa học với tôn giáo học. Từ đó, sinh viên đựợc bảo đảm về tính hiện đại, tư tưởng và có trình độ hiểu biết về hiện tượng tôn giáo trong lịch sử và hiện đại.
  • Ngành học này còn trang cung cấp những phương pháp về nghiên cứu khoa học hiện đại, thực hành gắn liền lý thuyết với thực tiễn, nâng cao trình độ tư duy, nhanh nhạy trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề.

2. Chương trình đào tạo ngành Tôn giáo học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Tôn giáo học trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung
(chưa tính GDQP, GDTC, kỹ năng bổ trợ,)
1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 2

6

Ngoại ngữ cơ sở 1

Tiếng Anh cơ sở 1

Tiếng Nga cơ sở 1

Tiếng Pháp cơ sở 1

Tiếng Trung cơ sở 1

Tiếng Đức cơ sở 1

7

Ngoại ngữ cơ sở 2

Tiếng Anh cơ sở 2

Tiếng Nga cơ sở 2

Tiếng Pháp cơ sở 2

Tiếng Trung cơ sở 2

Tiếng Đức cơ sở 2

8

Ngoại ngữ cơ sở 3

Tiếng Anh cơ sở 3

Tiếng Nga cơ sở 3

Tiếng Pháp cơ sở 3

Tiếng Trung cơ sở 3

Tiếng Đức cơ sở 3

9

Giáo dục thể chất

10

Giáo dục quốc phòng – an ninh

11

Kỹ năng bổ trợ

II

Khối kiến thức theo lĩnh vực

II.1

Các học phần bắt buộc

12

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

13

Cơ sở văn hoá Việt Nam

14

Lịch sử văn minh thế giới

15

Logic học đại cương

16

Nhà nước và pháp luật đại cương

17

Tâm lý học đại cương

18

Xã hội học đại cương

 

Các học phần tự chọn

19

Kinh tế học đại cương

20

Môi trường và phát triển

21

Thống kê cho khoa học xã hội

22

Thực hành văn bản tiếng Việt

23

Nhập môn Năng lực thông tin

III

Kiến thức theo khối ngành

III.1

Các học phần bắt buộc

24

Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

25

Chính trị học đại cương

26

Thể chế chính trị thế giới

27

Tôn giáo học đại cương

III.2

Các học phần tự chọn

28

Báo chí truyền thông đại cương

29

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

30

Nhân học đại cương

31

Lịch sử triết học đại cương

32

Lịch sử Việt Nam đại cương

33

Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam

IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1 Các học phần bắt buộc
34
Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam
(The phenomenon of new religions in the world and Vietnam)
35

Quan điểm của các nhà tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX về tôn giáo

36

Lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng

37

Triết học tôn giáo

38

Quan điểm Mác xít về tôn giáo, phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo 
IV.2 Các học phần tự chọn
39

Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam

40

Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề xã hội hiện nay

41

Quan niệm ngoài mác xít về tôn giáo

42

Công tác xã hội của tôn giáo ở Việt Nam

V

Khối kiến thức ngành

V.1

Các học phần bắt buộc chung cho các hướng chuyên ngành
43

Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam

44

Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại

45

Đạo Tin lành ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại

46

Hồi giáo ở Việt Nam: Lịch sử và hiện tại

47

Lịch sử các tổ chức tôn giáo

48

Giới thiệu chung về kinh sách các tôn giáo

49

Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam

50

Lịch sử nghệ thuật tôn giáo

51

Tôn giáo học so sánh

V.2

Các học phần hướng chuyên ngành
(Sinh viên chọn 1 trong 3 hướng chuyên ngành dưới đây)

V.2.1

Hướng chuyên ngành Văn hóa tôn giáo

V.2.1.1

Các học phần bắt buộc

52

Văn học nghệ thuât và Văn hóa du lịch tâm linh tôn giáo
53

Biểu tượng tôn giáo – Cơ sở của văn hóa

54

Nghệ thuật âm nhạc tôn giáo

V.2.1.2

Các học phần tự chọn

55

Quan niệm về Thiện – Mỹ qua biểu tượng của Mỹ thuật và văn chương Phật giáo dân tộc

56

Đạo đức tôn giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay

57

Hán Nôm và thư pháp trong tôn giáo

58

Phê bình học tôn giáo

59

Văn hóa tín ngưỡng vùng Tây Nam bộ

V.2.2

Hướng chuyên ngành Quản lý và công tác tôn giáo

V.2.2.1

Các học phần bắt buộc
60

Luật tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ công tác tôn giáo

61

Quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và giáo hội học tôn giáo

V.2.2.2

Các học phần tự chọn
62

Tâm lý học, nhân học và xã hội học tôn giáo

63

Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp

64

Báo chí và truyền thông của tôn giáo

65

Công tác từ thiện xã hội và giáo dục đào tạo trong tôn giáo

V.2.3

Hướng chuyên ngành Tôn giáo và tín ngưỡng bản địa

V.2.3.1

Các học phần bắt buộc
66

Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa 54 dân tộc Việt Nam và lễ tục vòng đời

67

Tín ngưỡng, tôn giáo bản địa một số quốc gia trên thế giới và Đông Nam Á

V.2.3.2

Các học phần tự chọn
68

Thần học tôn giáo

69

Lịch sử các học thuyết tôn giáo

70

Địa lý và sinh thái học tôn giáo

71

Đạo giáo và Đạo giáo ở Việt Nam

72

Phật giáo Nam tông khmer: Lịch sử và hiện tại

V.3

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp
73

Thực tập

74

Thực tập tốt nghiệp

75

Khoá luận tốt nghiệp

 

Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp
76

Tôn giáo, Tín ngưỡng: những vấn đề lý luận và thực tiễn

77

Tôn giáo, tín ngưỡng: Lịch sử và hiện tại

Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Tôn giáo học

- Mã ngành: 7220309

- Các tổ hợp môn xét tuyển:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
  • D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
  • D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
  • D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • D78 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • D79 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • D80 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • D81 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • D82 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • D83 (Ngữ Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn của ngành Tôn giáo học

Điểm chuẩn ngành Tôn giáo học năm 2018 của các trường Đại học từ 16.50 - 18.00 điểm, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển. Cụ thể với tổ hợp môn A00 và D01 là 16.50 điểm; C00 và D03 là 17.50, những tổ hợp môn còn lại là chuẩn 18.00 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Tôn giáo học

  • Ngành Tôn giáo học hiện nay chỉ có duy nhất một trường đào tạo tại Hà Nội đó là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Ngoài ra, còn có Viện Nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - đào tạo Tiến sĩ, Trung tâm nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chuyên đào tạo Thạc sĩ ngành Tôn giáo học.

6. Cơ hội việc làm của ngành Tôn giáo học 

Sau khi tốt nghiệp ngành Tôn giáo học, các bạn có đủ năng lực và kỹ năng để có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:

  • Nghiên cứu, giảng dạy Tôn giáo học trong các cơ sở nghiên cứu, Viện đào tạo về tôn giáo, hay làm công tác quản lý tôn giáo trong các cơ quan hành chính của Nhà nước như Ban dân vận, Sở Nội vụ và trường của các đoàn thể chính trị xã hội khác trên khắp cả nước.
  • Cán bộ Nhà nước: Giúp họach định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham mưu về quản lý Tôn giáo trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
  • Giảng viên chuyên giảng dạy ngành Tôn giáo học tại các cơ sở đào tạo về tôn giáo ở bậc trung cấp, trường cao đẳng, đại học, trường nghề…
  • Nghiên cứu viên về tôn giáo tại các Sở nghiên cứu, Viện nghiên cứu khoa học, tôn giáo, các cơ quan lý luận chính trị...

Ngoài ra, cơ hội việc làm của ngành Tôn giáo học khá cao, bạn có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các nhà khoa học, công tác tại các trung tâm, nghiên cứu quốc gia về tôn giáo như: Trung tâm Văn hóa và Tín ngưỡng, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Văn hóa…

Sinh viên ra trường sẽ làm công việc nghiên cứu, giảng dạy Tôn giáo học trong các cơ sở nghiên cứu, Viện đào tạo về tôn giáo...

7. Mức lương của ngành Tôn giáo học

Mức lương ngành Tôn giáo học sẽ phụ thuộc vào mức lương quy định của Nhà nước về cán bộ cấp bậc đại học.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Tôn giáo học

Để biết mình có phù hợp với ngành Tôn giáo học hay không thì các bạn hãy tham khảo những tố chất sau:

  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng;
  • Có chính kiến và khả năng thuyết phục người khác;
  • Khả năng giao tiếp, thuyết trình, trò chuyện trước đám đông;
  • Nghiêm túc học tập và làm việc;
  • Đạo đức nghề nghiệp tốt;
  • Lối sống giản dị, lành mạnh;
  • Luôn chủ động giúp đỡ, đoàn kết với tất cả mọi người;
  • Tư duy nhạy bén, sáng tạo;
  • Độc lập, tự chủ trong công việc;
  • Tính nhẫn nại, cần cù và chịu khó;
  • Đặt ra mục tiêu và hướng đi rõ ràng;
  • Nhanh nhay trong phát hiện vấn đề và đề xuất phương án giải quyết.

Chắc hẳn những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành Tôn giáo học, nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy mạnh dạn đăng ký nguyện vọng vào các trường phù hợp nhé!

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật