CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Kỹ thuật không gian

Cập nhật: 25/07/2019 icon

Kỹ thuật không gian là ngành vẫn còn khá mới lạ ở Việt Nam và đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực trình độ cao. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật không gian nhé!

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật không gian

  • Kỹ thuật Không gian là ngành đào tạo về ứng dụng công nghệ vệ tinh, bao gồm xử lý và phân tích tín hiệu, hình ảnh, công nghệ viễn thám, và định vị vệ tinh. Ngành kỹ thuật không gian đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực trình độ cao trong ứng dụng công nghệ vệ tinh vào đời sống xã hội và quản lý tài nguyên, môi trường.
  • Ngành Kỹ thuật không gian cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược quốc gia về nghiên cứu công nghệ vũ trụ cùng các lĩnh vực liên quan. Đồng thời, là nguồn đào tạo các chuyên gia, các nhà khoa học tự làm chủ các công nghệ không gian.
  • Sinh viên học ngành này sẽ được đào tạo theo hai định hướng chính là phát triển công nghệ không gian bao gồm: Thiết kế, phóng và điều khiển các loại vệ tinh, hệ thống dẫn đường. Hướng thứ hai là đẩy mạnh ứng dụng vào các lĩnh vực kinh tế xã hội, quản lý và an ninh - quốc phòng. Ngành học này tập trung đào tạo những kỹ sư trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vệ tinh: phương pháp xử lý và phân tích tín hiệu, hình ảnh vệ tinh và ứng dụng vào các lĩnh vực liên quan. Sau đó, tiếp tục mở rộng đào tạo theo hướng phát triển công nghệ không gian khi có đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật không gian trang bị cho người học những kiến thức kỹ thuật cơ sở về điện tử, môi trường không gian và liên lạc không gian, phương pháp xử lý tín hiệu và xử lý ảnh số, vận dụng kiến thức kỹ thuật để phân tích tín hiệu, ảnh vệ tinh, kỹ thuật thu và phát tín hiệu vệ tinh, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và phân tích không gian. Ngoài ra, người học còn được trang bị các kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hoá, đa quốc gia.
Tổng quan thông tin về ngành Kỹ thuật không gian

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật không gian

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật không gian trong bảng dưới đây.

Năm 1

Học kỳ 1

Học kỳ 2

1

Tiếng Anh chuyên ngành 1 1
Tiếng Anh chuyên ngành 2

2

Giới thiệu về kỹ thuật không gian 2
Vật lý đại cương 2

3

Vật lý đại cương 1 3
Thực hành Vật lý đại cương 2

4

Thực hành Vật lý đại cương 1 4 Giải tích 2

5

Giải tích 1 5
Lập trình cho kỹ sư

6

Tư duy phân tích 6
Thực hành lập trình cho kỹ sư

7

Giáo dục thể chất 1 7
Giới thiệu về tin học cho kỹ sư

 

8
Giáo dục thể chất 2
Học kỳ hè

 

 

1

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin
   

2

Đường lối Cách mạng của Đảng CSVN
   

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh
   

Năm 2

Học kỳ 3

Học kỳ 4

1

Vật lý đại cương 3 1 Lý thuyết mạch

2

Thực hành Vật lý đại cương 3 2
Giới thiệu về thuyết tương đối và vật lý hiện đại

3

Toán cho kỹ sư 3
Xác suất và thống kê cho kỹ sư

4

Kỹ thuật số 4
Quang học và quang tử học

5

Thực hành kỹ thuật số 5
Giới thiệu về tín hiệu và hệ thống

6

Phương trình vi phân 6
Thực hành tín hiệu và hệ thống
Học kỳ hè

 

 
1

Quân sự

   

Năm 3

Học kỳ 5

Học kỳ 6

1

Giới thiệu về liên lạc không gian 1
Công nghệ vệ tinh

2

Viễn thám 2
Kỹ thuật vi sóng và ăng-ten

3

Môi trường không gian 3
Thực hành kỹ thuật vi sóng và ăng-ten

4

Giới thiệu về xử lý ảnh số 4 Xử lý ảnh số

5

Thực hành xử lý ảnh số 5
Dự án nghiên cứu

6

Xử lý tín hiệu số 6
Thực hành xử lý tín hiệu và ảnh vệ tinh

7

Thực hành xử lý tín hiệu số
   

8

Quản lý dự án    
Học kỳ hè

 

 
1

Thực tập

   

Năm 4

Học kỳ 7

Học kỳ 8

Môn tự chọn (chọn 4 môn trong các môn dưới đây)

1
Khóa luận tốt nghiệp

1

Trắc địa đại cương    

2

Hệ thống thông tin địa lý và phân tích không gian
   

3

Hệ thống điều hướng
   

4

Vật lý thiên văn vô tuyến
   

5

Viễn thám nâng cao    

Theo Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc gia TP.HCM

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật không gian

Ngành Kỹ thuật không gian có mã ngành 7520121, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật không gian

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật không gian năm 2018 của trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. HCM  là 17 điểm xét theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật không gian

Ở nước ta hiện nay chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo ngành Kỹ thuật không gian đó là trường Đại học Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM.

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật không gian

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật không gian sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức kinh doanh dữ liệu vệ tinh, nghiên cứu tại các viện và trung tâm: Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Viện Công nghệ vũ trụ, hay các cục, trung tâm viễn thám. Cụ thể:

  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo bộ môn về Kỹ thuật không gian trên khắp cả nước;
  • Chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật không gian;
  • Làm việc trong các cơ quan nhà nước có sử dữ liệu vệ tinh để giám sát, quản lý tài nguyên đất đai, rừng, lãnh thổ, biển đảo;
  • Làm việc trong các tổ chức kinh doanh có sử dụng dữ liệu vệ tinh và các ứng dụng liên quan;
  • Nghiên cứu tại các viện và trung tâm lớn của quốc gia, trung tâm viễn thám;
  • Làm việc trong các lĩnh vực liên quan như: Viễn thông, Công nghệ thông tin và Điện tử.
Cơ hội sau khi học ngành Kỹ thuật không gian ra sao?

7. Mức lương ngành Kỹ thuật không gian

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương ngành Kỹ thuật không gian.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật không gian

Ngành Kỹ thuật không gian đòi hỏi người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê với ngành Kỹ thuật không gian;
  • Yêu thích khám phá không gian, vũ trụ và trái đất;
  • Tư duy sáng tạo, nhanh nhạy;
  • Khả năng phân tích tổng hợp nhanh;
  • Có kiến thức kỹ thuật về điện tử, môi trường và không gian;
  • Nghiêm túc, tỉ mỉ, cần cù trong công việc;
  • Chịu được áp lực về thời gian và công việc;
  • Có hiểu biết về kinh tế, chính trị;
  • Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội;
  • Kỹ năng trong xử lý tín hiệu và xử lý ảnh số;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Luôn chủ động trong công việc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành Kỹ thuật không gian và có lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật