Sinh viên là quãng thời gian thú vị, trải nghiệm tuyệt vời của các bạn trẻ. Trong đó năm nhất Đại học, Cao đẳng là một khởi đầu mới, dễ khiến nhiều bạn lầm đường lạc lối. Dưới đây là lời khuyên từ các cựu sinh viên, các bạn năm nhất có thể tham khảo.
CỞI MỞ BẢN THÂN
Lên ĐH, chúng ta sẽ phải làm quen môi trường mới, bạn bè mới từ đầu. Đừng bó mình trong một không gian riêng để rồi sau 4 năm giảng đường bạn chẳng có lấy một người bạn nào. Hãy sống hòa đồng, vui vẻ, đừng ngại làm quen với nhiều người mới, dù đó có là mối quan hệ xã giao đi chăng nữa.
Hãy năng nổ hơn, kết bạn với các bạn cùng lớp. Điều này sẽ giúp ích cho bạn, nhất là mỗi khi bạn phải vắng học. Ngoài ra, để làm mới bản thân, để quãng đời sinh viên thêm thú vị, bạn có thể tham gia vào các tổ chức đoàn hội, câu lạc bộ, đội tuyển, văn nghệ... Ở đây, bạn sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thêm kỹ năng mới và gắn bó với ngôi trường của mình hơn.
ĐẾN LỚP
Năm nhất phải học nhiều các môn đại cương, có thể khiến bạn cảm thấy chán ngắt và buồn ngủ, muốn trốn học đi chơi hoặc ở nhà ngủ. Nhưng đừng hở tí là cúp học, trốn tiết vì bạn có thể bỏ lỡ nhiều thông báo, bài giảng quan trọng đấy.
LÀM BÀI TẬP VÀ NỘP ĐÚNG HẠN
Tốt nhất đến hạn nộp bài tập đừng lười mà nhận về điểm thấp, bạn có thể phải học lại như chơi đấy. Chịu khó làm bài và nộp đúng hạn, điều này sẽ không làm bạn phải thiệt thòi đâu.
CHI TIÊU HỢP LÝ
Lên ĐH, sinh viên sẽ được bố mẹ chu cấp tiền hàng tháng. Do mới làm quen với việc quản lý tài chính nên nhiều bạn không biết cách tiêu xài dẫn đến quá tay và cuối tháng lâm vào cảnh "cháy túi". Khi đã hết tiền, bạn lại đi vay mượn người khác, tháng sau lại trả, nó sẽ trở thành vòng luẩn quẩn không bao giờ dứt và bạn có thể thành "con nợ" ở năm nhất.
Vì thế hãy biết chi tiêu hợp lý, mua những thứ cần thiết, nghĩ đến hoàn cảnh gia đình và kinh tế bản thân trước khi quyết định mua một thứ gì đó. Trước nhất phải dành một khoản để đóng tiền nhà, tiền ăn và một khoản dự phòng trường hợp bất ngờ xảy ra như tiền giáo trình, tiền photo, hỏng xe...
CÓ NGƯỜI YÊU KHI LÀ SINH VIÊN
Các cựu sinh viên cho rằng không giống như thời cấp 3, lên ĐH bạn hoàn toàn có đủ trưởng thành để biết suy nghĩ khi yêu. Thay vì những trò chơi vô bổ như chơi game online, bida, hoặc thậm chí là chơi bài, tình yêu không hẳn là một trở ngại gì lớn cho việc học, mà trái lại bạn sẽ luôn có tâm lý tốt cho mỗi hoạt động của mình. Bạn có lý do để học tốt để ra trường đúng hạn, có lý do để nghiêm túc hơn với việc nhà, có trách nhiệm với bản thân và người khác...
Chú ý rằng nên biết lý trí trong khi yêu nhé, đừng để xảy ra những trường hợp đáng tiếc khiến bạn phải bỏ dỡ quãng thời gian học ĐH của mình.
HỌC NGOẠI NGỮ
Ai cũng biết rằng ngoại ngữ đang trở thành điều kiện rất cần thiết trong môi trường làm việc. Việc học ngoại ngữ có thể sẽ chiếm lấy 2-3 buổi/tuần của bạn và có thể diễn ra trong 2 năm. Nhưng bù lại, bạn sẽ đạt sự lưu loát trong giao tiếp tiếng Anh hoặc kiếm được chứng chỉ nào đó khi bước vào những năm cuối. Vì thế việc tìm kiếm một công việc tốt khi ra trường cũng dễ dàng hơn.
NẾU MUỐN LÀM THÊM ĐỪNG NGẠI
Không chỉ bởi điều kiện gia đình khó khăn, nhiều bạn sinh viên muốn đi làm thêm để tăng thêm khả năng giao tiếp, rèn luyện tính chăm chỉ... Dành ra 2 đến 3 tiếng để làm gia sư hoặc vài giờ để làm ở cửa hàng thức ăn nhanh, shop quần áo... giúp bạn kiếm được chút ít trang trải thêm cuộc sống, không bị phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ gia đình.
Cảm giác kiếm được đồng tiền dù ít dù nhiều từ chính đôi bàn tay của mình cũng giúp các bạn biết quý trọng đồng tiền và chi tiêu hợp lý hơn. Tuy nhiên, đừng lao đầu vào làm thêm mà bùng học nhé.
BIẾT GIỮ MÌNH
Cám dỗ chốn thị thành, những người bạn mới từ mọi nơi... khiến những bạn trẻ xa quê dễ xa ngã, lao vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, những thú vui tốn kém... Hãy biết giữ mình, giữ vững tâm lý để hoàn thành 4 năm Đại học và tìm được công việc ổn định khi tốt nghiệp.
Xem thêm: |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.