CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Vật Lý mã đề 203 (Có đáp án)

Cập nhật: 13/04/2020 icon

Để ôn tập môn Vật Lý là một quá trình đòi hỏi giúp cho các bạn học sinh cần phải luyện tập và giải bài thường xuyên. Đây là phương pháp giúp cho các sĩ tử tiếp cận với đề thi thử từ các tỉnh thành trên toàn quốc để làm quen, tư duy cũng như nhạy bén với các dạng bài tập.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Vật Lý mã đề 203 

Câu 1.(nhận biết) Một con lắc đơn có chiều dài l, đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g, biểu thức xác định tần số f của dao động là

A. f=12πlg−−√f=12πlg    

B. f=2πlg−−√f=2πlg       

C. f=2πgl−−√f=2πgl        

D. f=12πgl−−√f=12πgl

Câu 2.(nhận biết) Một dao động điều hòa có phương trình x=4cos(3πt+3π)x=4cos⁡(3πt+3π) (cm). biên độ của dao động là

A. 4m.        

B. 4cm.     

C. 3π cm.        

D. 3π cm.

Câu 3. (thông hiểu)Một vật dao động điều hòa thì

A. li độ nhanh pha hơn vận tốc gócπ2π2  .         

B. vận tốc nhanh pha hơn gia tốc góc π2π2 .

C. li độ ngược pha với gia tốc.                

D. vận tốc cùng pha với gia tốc.

Câu 4.(thông hiểu) Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc

A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. hệ số lực cản(của ma sát nhớt) tác dụng lên vật dao động.

Câu 5. (vận dụng 1)Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 4cos(3πt + π/3) (cm). Tốc độ của vật khi vật có li độ x = 23–√3 cm là

A. 6π cm/s.        

B. 12π cm/s.        

C. 23–√π23π cm/s.        

D. 63–√π63π cm/s.

Câu 6. ( vận dụng 2)Một con lắc đơn gồm sợi dây mảnh dài 0,9m không dãn, một đầu treo trên trần thang máy đang đứng yên, đầu kia treo vật nhỏ m đặt tại nơi có g = 10 = π22 m/s22. Ban đầu kéo vật ra sao cho dây lệch với phương thẳng đứng góc nhỏ 80 rồi thả nhẹ, lúc thả vật cũng là lúc thang máy lên nhanh dần đều với gia tốc a = 6m/s22. Sau khi thang máy đi được quãng đường 1471614716  m thì thang máy bắt đầu chuyển động thẳng đều. Kể từ lúc thang máy bắt đầu chuyển động thẳng đều, tốc độ dao động cực đại (đối với thang máy) của con lắc đơn lần đầu vào thời điểm

A. 0,575s.        

B. 1,305s.    

C. 0,957s.    

D. 0,128s.

Câu 7. (vận dụng 2). Một lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A, đầu B được giữ cố định, đầu O được gắng với vật có khối lượng m. Khi vật nặng chuyển động qua vị trí có động năng gấp 16/9 lần thế năng thì giữ cố định điểm C ở giữa lò xo với CO = 2CB. Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ bằng

A.2A11532A1153  

B. A1153A1153 .    

C.A203A203  .        

D. A1152A1152 .

Câu 8. (nhận biết). Đặc trưng vật lý âm là đồ thị âm sẽ gắng với đặc trưng sinh lý âm là 

A. âm sắc.        

B. độ to.        

C. Độ cao.        

D. mức cường độ âm.

Câu 9. (nhận biết). Bước sóng là

A. quãng đường sóng đi trong 1 giây.

B. chiều cao của đỉnh sóng.

C. quãng đường sóng đi trong 1 chu kì.

D. khoảng cách hai đỉnh sóng bất kì.

Câu 10. (thông hiểu)Một chiếc điện thoại có số sim 0905756911được bỏ vào trong hộp kín,hút hết chân không. Lấy chiếc điện thoại khác điện số 0905756911 thì người gọi nghe được

A. Bài nhạc chuông của chủ thuê bao 0905756911.

B. Tiếng đổ chuông của chiếc điện thoại dùng gọi.

C. Không nghe bất ki âm thanh gì

D. Thuê bao quí khách hiện giờ không liên lạc được.....

Câu 11.(vận dụng 1) Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp Avà B dao động với tần số f = 15Hz, cùng pha. Tại một điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng d1 = 16cm, d2 = 20cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A. 24cm/s.        

B. 20cm/s.        

C. 36cm/s.        

D. 48cm/s.    

Câu 12. Cho ba điểm M,N,P trên cùng một phương truyền sóng với N là trung điểm và sóng truyền từ M đến N rồi đến P, coi biên độ sóng không đổi . Khi có sóng qua các điểm ổn định với chu kì T > 0,6 s, tại thời điểm t1 và t22 = t11 + 0,6  (s) thì đồ thị sóng thỏa mãn như đồ thị hình bên, tốc độ dao động của phân tử N tại thời điểm t11 + 0,1 (s) gần giá trị nào nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Lý có đáp án mã đề 203

A. 45,35cm/s        

B. 37,25cm/s

C. 55,25cm/s        

D. 64,35cm/s

Câu 13.(nhận biết) Sóng vô tuyến có bước sóng 30m thuộc sóng nào?

A. sóng cực ngắn    

B. Sóng ngắn.        

C. Sóng dài.        

D. Sóng trung. 

Câu 14. (thông hiểu) Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.

C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.

D. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng pha.

Câu 15.(vận dụng 1) Một mạch dao động gồm một cuộn cảm L = 2 mH và một tụ xoay Cxx . Tìm giá trị Cxx để chu kỳ riêng của mạch là T = 1μsμs. Cho  .  

A.12,5 pF

B.20 pF

C.0,0125 pF

D.12,56,28.1056,28.10−5 F
                               
Câu 16. (nhận biết)Ở mạch điện xoay chiều, công suất của mạch tiêu thụ trên

A. cuộn dây thuần cảm L    .                

B. tụ điện C.

C.  cuộn dây thuần L và tụ điện.                

D. điện trở R.

Câu 17.(nhận biết)Mạng điện xoay chiều tại nhà thắp sáng bình thường đèn có ghi 220V – 20W. Giá trị 220V của mạng điện là

A. điện áp tức thời.                    

B. điện áp cực đại.

C. điện áp hiệu dụng.            

D. điện áp trung bình trong một chu kì.

Câu 18. (vận dụng 1) Mạch điện gồm điện trở R, cuộn dây L, và tụ C nối tiếp, đặt điện áp xoay chiều có dạng u=U0cosωtu=U0cos⁡ωt (V) vào hai đầu đoạn mạch, U00 không đổi, tần số f thay đổi. Khi f = 50Hz thì dung kháng là Zcc = 90Ω, cảm kháng ZLL = 40Ω. Vậy f có giá trị bao nhiêu để công suất trong mạch đạt giá trị cực đại.

A. 60Hz.    

B. 70Hz.        

C. 100Hz.        

D. 75Hz.

Câu 19. (vận dụng 1) Điện áp hai đầu đoạn mạch điện xoay chiều u=1002–√cos(100πtπ/6)u=1002cos(100πt−π/6)(V) và cường độ dòng điện trong mạch i=42–√sin(100πt)i=42sin(100πt)(A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

A. 200W.            

B. 400W.        

C. 600W.        

D. 800W.

Câu 20. (vận dụng 2). Cho mạch điện AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được, điện trở thuần R, tụ C nối tiếp theo thứ tự như trên. Gọi M là điểm giữa cuộn dây và điện trở. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U = 150V. Khi L = L11 thì điện áp hai đầu  đoạn MB có giá trị hiệu dụng cực đại và có biểu thức uMBMB = 3002–√cos(100πt+π3)3002cos⁡(100πt+π3)(V), khi L = L22 thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây cực đại. Biểu thức điện áp hai đầu tụ điện lúc này là

A. u = 2252–√2 cos100πt (V)    .            

B. u = 225 2–√2cos(100πt + π/6) (V).

C. u = 2002–√2 cos100πt (V)    .            

D. u = 2002–√2 cos(100πt + π/6) (V).

Câu 21. (vận dụng 2) Nhà máy phát điện sinh ra điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, muốn truyền điện đi đến một khu công nghiệp, trước khi truyền đi tại nơi phát người ta tăng điện áp bằng máy tăng thế lý tưởng với hệ số k = 2, lúc này độ giảm thế trên dây bằng 10% điện áp truyền đi. Để giảm hao phí trên dây 16 lần thì người ta phải thay một máy tăng thế lý tưởng khác với hệ số k00 là bao nhiêu? Cho công suất nơi tiêu thụ là không đổi, và dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp.

A. 4.        

B. 3,2.        

C. 7,25.        

D. 8,5.

Câu 22.(vận dụng 2) đặt một điện áp xoay chiều u=9010−−√cos(100πt)u=9010cos⁡(100πt)V vào đoạn mạch R,L,C có cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm L thay đổi được. Khi ZLL = ZL1L1 hoặc ZLL = ZL2L2 thì điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm có cùng giá trị 270V. Biết 3ZL2L2 – ZL1L1 = 150 Ω và ZRCRC = 100 Ω. Tìm ZLL để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại

A. 180 Ω.    

B. 200 Ω.    

C. 175 Ω.    

D. 150 Ω.

Câu 23. (nhận biết) Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn 

A. đơn sắc.        

B. kết hợp.        

C. cùng màu sắc.    

D. cùng cường độ.

Câu 24.(nhận biết) Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, chiếu vào hai khe S1 và S2 một chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ.  Điểm M trên màn có khoảng cách đến S1 và S2 lần lượt là d1 và d2. Tại M ta thấy một vân sáng khi thỏa điều kiện nào sau. Với k là số nguyên

A. d22 – d11 = k λ.            

B. d22 – d11 = k λ/2.    

C. d22 – d11 = (k +0,5)λ.        

D. d22 – d11 = (k + 0,5) λ/2.

Câu 25. (thông hiểu) Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng

A. ánh sáng có bản chất sóng.        

B. ánh sáng là sóng ngang.

C. ánh sáng là sóng điện từ.        

D. ánh sáng có thể bị tán sắc.

Câu 26.(vận dụng 1) Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, có a = 1mm, D = 2m. Chiếu sáng hai khe bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λλ , người ta đo được khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là 4,5mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó có giá trị là

A. 0,5625μμ m.    

B. 0,6000 μμm.    

C. 0,7778 μμm.    

D. 0,8125 μμm.

Câu 27. (vận dụng 2) Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1S1  và S2S2 được chiếu bởi ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng thừ 0,4μm0,4μm  đến0,5μm0,5μm  . Gọi M xa vân sáng trung tâm nhất mà ở đó có đúng 4 vân sáng ứng với 4 bức xạ đơn sắc trùng nhau. Biết D=1m;a=1mmD=1m;a=1mm . Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.10,0 mm    

B.9,7 mm    

C.9,4 mm        

D.8,7 mm

Câu 28. (nhận biết) Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được 

A. hiện tượng quang – phát quang.                     

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.             

D. hiện tượng quang điện ngoài.

Câu 29. (nhận biết) Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r00. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo thứ n thì bán kính quỹ đạo là rnn bằng 

A. r00.        

B. nr00.        

C. n2r0n2r0.        

D. n/r00.

Câu 30(thông hiểu)Chiếu bốn bức xạ có bước sóng là λ11 = 0,56µm, λ22 = 0,2µm, λ33 = 0,35µm, λ44 = 0,75µm vào vật có giới hạn quang điện λ00 = 0,55µm, bức xạ nào không xảy ra hiện tượng quang điện.

A. λ11 , λ22.         

B. λ44, λ11.        

C. λ22 , λ33 ,λ11.        

D. λ11 ,λ33 ,λ44.

Câu 31. (vận dụng 1) Một electron có động năng 12,4eV đến va chạm với nguyên tử hiđrô đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử hiđrô vẫn đứng yên nhưng chuyển lên mức kích thích đầu tiên các mức năng lượng trạng thái dừng của nguyên tử Hidrô được tính bởi Enn = 13,6n2−13,6n2 eV. Động năng của êlectrôn còn lại là

A. 10,2eV.        

B. 2,2eV.        

C. 1,2eV.        

D. 1,9eV.

Câu 32.(nhận biết) Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ

A. các prôtôn.    

B. các nuclôn.    

C. các nơtrôn.    

D. các êlectrôn.

Câu 33. (nhận biết) Gọi m0 là khối lượng chất phóng xạ ở thời điểm ban đầu t = 0, m là khối lượng chất phóng xạ ở thời điểm t, chọn biểu thức đúng: 

A. m = m0e λt−λt.     

B. m00 = 2meλtλt .    

C. m = m00eλtλt .    

D. m =1212 m0eλt−λt .

Câu 34.(thông hiểu) Cho phản ứng hạt nhân: 23090Th22688Ra90230Th→88226Ra + αα . Phản ứng này là

A. phản ứng phân hạch.            

B. phản ứng thu năng lượng.

C. phản ứng nhiệt hạch.            

D. phản ứng toả năng lượng.

Câu 35. (vận dụng 1) Khối lượng của hạt nhân94Be49Be là 9,0027u, khối lượng của nơtron là mnn = 1,0086u, khối lượng của prôtôn là mpp = 1,0072u. Độ hụt khối của hạt nhân94Be49Be là

A. 0,9110u.        

B. 0,0811u.        

C. 0,0691u.        

D. 0,0561u.

Câu 36.(vậng dụng 2) Hạt nhânA1Z1A1Z1 X phóng xạ và biến thành một hạt nhân A2Z2YA2Z2Y bền. Coi khối lượng mol của hạt nhân X, Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị gram. Biết chất phóng xạ A1Z1XA1Z1X có chu kì bán rã là T. Ban đầu có một khối lượng chất A1Z1XA1Z1X nguyên chất, tỉ số khối lượng của chất Y và chất X ở các thời điểm t, 2t, 3t lần lượt là k, 12k, nk. Giá trị n là  

A. 31        

B. 11        

C. 133        

D. 125

Câu 37. (thông hiểu)Thả một electron không vận tốc đầu trong điện trường, dưới tác dụng lực điện trường thì electron chuyển động

A. dọc theo đường sức, ngược chiều đường sức.

B. dọc theo đường sức, cùng chiều đường sức.

C. vuông góc với đường sức.

D. lệch với đường sức một góc bất kì.

Câu 38. (vận dụng 1). Dòng điện qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong 2s là:

A. 2,5.101818 .         

B. 2,5.101919 .         

C. 0,4. 101919 .        

D. 4. 101919.

Câu 39.(thông hiểu)Chọn câu sai: Tương tác từ là tương tác giữa

A. hai điện tích chuyển động.            

B. điện tích chuyển động với dòng điện.

C. hai dòng điện.                    

D. hai điện tích đứng yên.

Câu 40. (vận dụng  1)Mắt của một người mắt bị tật,khi không điều tiết nhìn gần nhất cách người đó đoạn 10cm và khoảng nhìn rõ của người này là 190cm. Để sửa tật này thì cần phải đeo kính có độ tụ

A. 2 dp.

B. – 0,5 dp.

C.  – 2 dp.            

D. 0,5 dp.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Vật Lý mã đề 203


Xem thêm các đề thi thử THPT Quốc gia 2020 khác: 



Tin tức liên quan

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Tiếng Anh Mã đề 412 (Có đáp án) 12:39 08/04/2020 Bộ đề thi thử Tiếng Anh kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 sẽ được tuyển sinh số cập nhật liên tục... Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Tiếng Anh Mã đề 407 (Có đáp án) 16:37 07/04/2020 Tuyển sinh số cập nhật bộ đề thi thử trong đó có đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Tiếng Anh mã... Đáp án môn Toán kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023 mới nhất (Tham khảo) 09:31 28/06/2023 Chuyên trang thông tin điện tử Tuyển Sinh Số đã cập nhật nhanh và đầy đủ 24 mã đề thi môn Toán kỳ... Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Tiếng Anh Mã đề 416 (Có đáp án) 18:25 08/04/2020 Tuyển sinh số cập nhật đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Tiếng Anh mã đề 416 kèm theo đáp án qua... Đề thi và Đáp án môn Ngữ Văn kỳ thi THPT 2023 (Tham khảo) 09:04 28/06/2023 Sáng ngày 28/06 các sĩ tử bắt đầu thi môn Ngữ văn, là môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp... Đề thi và đáp án môn Ngữ văn kỳ thi THPT năm 2022 (Tham khảo) 17:45 06/07/2022 Đáp án gợi ý môn Ngữ văn kỳ thi THPT năm 2022 cập nhật mới nhất đến phụ huynh và các sĩ tử giúp... Tổng hợp đề thi Tốt nghiệp THPT 2022 tất cả các môn 17:44 27/10/2022 Tuyển Sinh Số tổng hợp đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tất cả các môn nhằm làm nguồn tài liệu...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật