Nhiều trường ĐH đã công bố phương án tuyển sinh 2021, thí sinh tham khảo để chuẩn bị sẵn cho mình kế hoạch học tập.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Mới đây, Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến của năm học 2021. Theo đó trường tuyển sinh theo 3 phương thức:
1. Phương thứ 1: Xét tuyển thẳng thí sinh tài năng gồm thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chứng chỉ SAT, ACT, A-Level theo quy định; học sinh hệ chuyên của trường chuyên; học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin.
2. Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng do trường tổ chức. Dự kiến, ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán có phần tự luận như năm 2020, sẽ thêm tổ hợp môn khoa học tự nhiên để thí sinh có sự lựa chọn.
3. Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội: "Năm 2020, điểm của kỳ thi kiểm tra tư duy được quy định là 1 đầu điểm trong tổ hợp xét tuyển Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy hoặc Toán, Hóa, bài kiểm tra tư duy. Năm 2021, trường dự kiến, với một số ngành yêu cầu đầu vào chất lượng cao, thí sinh có thể tham gia 2 bài kiểm tra tư duy như trên để xét tuyển.
Tuy nhiên, những ngành này (nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo) nếu dành chỉ tiêu để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT không hợp lý dễ dẫn đến việc điểm chuẩn sẽ bị đẩy lên cao, gây hiệu ứng không tốt. Vì vậy, trường sẽ cân nhắc để có tỷ lệ chỉ tiêu hợp lý".
Điểm chuẩn năm 2020 của ĐH Bách khoa HN để thí sinh tham khảo
Năm 2021, dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức tại Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội với quy mô khoảng 10.000 thí sinh, thi 4-5 đợt từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt 1.000-2.000 thí sinh. Quy mô cũng có thể được mở rộng thông qua khai thác nguồn lực, cơ sở vật chất của các đơn vị thành viên, trực thuộc hoặc đối tác.
Cũng như kỳ thi đánh giá năng lực trước đó ĐH Quốc gia Hà Nội từng tổ chức, thí sinh tham gia kỳ thi năm 2021 sẽ hoàn thành bài thi trong một buổi, kết quả được thông báo ngay sau khi hoàn thành bài thi. Giấy chứng nhận kết quả được gửi cho thí sinh sau 3 tuần kể từ ngày dự thi.
Ngoài tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực và xét tuyển dựa vào kết quả bài thi này, năm 2021, về cơ bản, ĐHQuốc gia Hà Nội vẫn giữ vững tổng quy mô đào tạo, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh.
Cụ thể:
1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định đặc thù của ĐH Quốc gia Hà Nội.
ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục mở rộng, điều chỉnh đối tượng xét tuyển thẳng đối với học sinh đạt kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thí sinh thuộc các trường THPT chuyên ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội có kết quả học tập loại giỏi và thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
2. Xét tuyển
- Xét tuyển đối với các thí sinh có kết quả thi THPT năm 2021.
- Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm thi SAT hoặc ACT theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ quốc tế A-Level theo quy định của ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL..), kết hợp với điểm 2 môn thi trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc phải có môn Toán hoặc Ngữ văn).
- Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
- Thí sinh là người nước ngoài hoặc người Việt Nam học tập THPT tại nước ngoài (xét tuyển theo quy định riêng của ĐH Quốc gia Hà Nội về xét tuyển người nước ngoài).
Năm 2021, ĐH Bách khoa TP.HCM dự kiến giữ ổn định phương án tuyển sinh như năm 2020. Theo đó, trường sẽ tuyển sinh theo 5 phương thức.
- Phương thức 1 là xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 với khoảng 30-60% tổng chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021, không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định.
- Phương thức 2 là ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM cho 15-20% tổng chỉ tiêu. Cụ thể là xét học sinh giỏi thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trên toàn quốc và các trường THPT thuộc nhóm các trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong ba năm gần nhất theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM.
- Phương thức 3 là xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT với 1-5% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức 4 là xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM với 30-70% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức 5 là xét thí sinh người nước ngoài hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài cho 1-5% tổng chỉ tiêu.
Chỉ tiêu tuyển sinh từng phương thức xét tuyển có thể được điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Đại học Mở TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021. Năm nay, trường tuyển 4.500 chỉ tiêu với 6 phương thức khác nhau.
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT.
Phương thức 2: Theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Phương thức 3: Theo kết quả học tập 3 năm THPT (học bạ). Trong đó, các ngành Công nghệ sinh học, Xã hội học, Đông Nam Á, Công tác xã hội lấy tổng điểm từ 18 điểm trở lên. Các ngành còn lại 20 điểm trở lên.
Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi ba năm THPT.
Phương thức 5: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có tổng điểm 26 trở lên dựa trên bài thi tú tài quốc tế (IB). Hoặc chứng chỉ quốc tế A-level của trung tâm khảo thí ĐH Cambrige (Anh) theo điểm ba môn thi (trở lên), đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên. Hoặc thí sinh có kết quả kỳ thi SAT đạt từ 1.100/1.600.
Phương thức 6: Ưu tiên xét tuyển thẳng học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ, đủ điều kiện xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) và đạt điểm IELTS (hoặc các chứng chỉ khác quy đổi tương đương). Trong đó, các ngành Ngôn ngữ: IELTS 6.0. Các ngành còn lại là IELTS 5.5
Thông tin cụ thể từng ngành như sau:
1. Phương thức xét tuyển
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
- Xét tuyển điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của từng môn theo tổ hợp từ 7.0 trở lên
- Xét tuyển kết hợp kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 và tổ chức thi riêng với 4 ngành: Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Kiến trúc nội thất.
2. Hình thức xét tuyển
- Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2021: Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn tổ hợp + điểm ưu tiên (nếu có)
- Riêng đối với ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, môn Tiếng Anh nhân hệ số 2. Bốn ngành Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Kiến trúc, Kiến trúc nội thất, môn Vẽ nhân hệ số 2.
Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm Tiếng Anh/Vẽ*2) *3/4 + Điểm ưu tiên
3. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển
4. Học phí
- Hệ đại trà: 18,5 - 20,5 triệu đồng/năm
- Chất lượng cao tiếng Việt: 29 - 31 triệu đồng/năm
- Chất lượng cao tiếng Anh: 33 triệu đồng/năm
- Chất lượng cao Việt Nhật học như chất lượng cao tiếng Việt và thêm 50 tín chỉ tiếng Nhật : 33 triệu đồng/năm
- Ngành Sư phạm Tiếng Anh miễn học phí
5. Nộp hồ sơ xét học bạ, ưu tiên xét tuyển thẳng
- Hồ sơ: Phiếu theo mẫu của trường, Học bạ THPT photo chứng thực, Giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ Anh văn nếu có
- Thời gian: Tháng 3/2021
- Phí xét tuyển: 10.000 đồng/nguyện vọng
6. Các ngành xét tuyển 2021
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tuyến sinh 5.850 chỉ tiêu với 29 ngành và chuyên ngành tại cơ sở chính, phân hiệu Vĩnh Long tuyển 500 chỉ tiêu cho 10 ngành và chuyên ngành.
Năm nay, cơ sở tại TP.HCM nhà trường chuyển một số chuyên ngành thành ngành như: Kinh tế đầu tư, bất động sản, quản trị nhân lực, kinh doanh nông nghiệp, kiểm toán, thương mại điện tử, luật kinh tế, quản lý bệnh viện...
ĐH Kinh tế TP.HCM còn mở một số ngành/chuyên ngành học mới như: ngành kiến trúc đô thị, chuyên ngành quản trị công nghệ và đổi mới sáng tạo (thuộc ngành quản trị kinh doanh), chuyên ngành quản trị tín dụng (thuộc ngành tài chính - ngân hàng).
Thí sinh trúng tuyển vào trường theo chương trình đại trà, sau khi học 2 học kỳ sinh viên sẽ được xét vào một trong các chuyên ngành thuộc ngành trúng tuyển (đối với ngành trúng tuyển có nhiều chuyên ngành), căn cứ vào nguyện vọng, chỉ tiêu và kết quả học tập.
Chương trình chất lượng cao gồm các ngành/chuyên ngành: kinh tế đầu tư, thẩm định giá và quản trị tài sản, kinh doanh thương mại, marketing, kiểm toán, luật kinh doanh. Trong đó các ngành/chuyên ngành có chương trình đào tạo bằng tiếng Anh: quản trị, kinh doanh quốc tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Chương trình cử nhân tài năng nhà trường tuyển sinh 5 ngành: quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, marketing, tài chính - ngân hàng, kế toán.
Chương trình cử nhân tài năng (ISB BBUS) là chương trình chính quy, được đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên đầu vào chương trình thường có thành tích học tập xuất sắc từ các trường chuyên, trọng điểm của cả nước.
Các ngành tuyển sinh
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.