Với những ngành HOT tại các trường, thí sinh cần phải quyết tâm học tập ngay từ bây giờ và cả khi đã trúng tuyển vào trường.
LIKE VÀ THEO DÕI FANPAGE TUYỂN SINH SỐ (HTTPS://WWW.FACEBOOK.COM/TUYENSINHSO/) ĐỂ CẬP NHẬT THÊM NHIỀU TIN TỨC TUYỂN SINH, TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ, ÔN THI THPT QUỐC GIA VÀ ĐƯỢC TƯ VẤN TUYỂN SINH MIỄN PHÍ. |
Trong buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021, PGS.TS Lê Đình Tùng, trưởng phòng quản lý đào tạo ĐH Trường ĐH Y Hà Nội - khẳng định rằng: "Muốn vào ngành y xác định chỉ có học, học và học".
Theo thầy Tùng, điểm chuẩn ngành Y đa khoa hay Răng - Hàm - Mặt của Trường ĐH Y Hà Nội năm 2020 rất cao: 28,9 điểm và 28,65 điểm nên muốn có được "tấm vé ưu tiên" vào Trường ĐH Y Hà Nội, học sinh chỉ có cách tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi Olympic quốc tế và đoạt giải hoặc cố gắng tham gia đội tuyển tỉnh, thành phố (vì được ưu tiên cộng điểm); và chắc chắn phải thi tốt nghiệp THPT.
Trước câu hỏi "Vậy làm thế nào để sau khi tốt nghiệp em có đủ điều kiện mở thẩm mỹ viện?", PGS.TS Lê Đình Tùng trả lời: "Muốn mở thẩm mỹ viện thì phải thi đỗ và tốt nghiệp các trường ĐH y khoa loại khá trở lên, sau đó tham gia kỳ thi bác sĩ nội trú.
Sau khi học xong, muốn làm phẫu thuật thẩm mỹ thì học 4-5 năm nữa. Để làm chủ cơ sở thẩm mỹ viện mất khoảng 15 năm tất cả. Tóm lại muốn vào ngành y xác định phải học giỏi, vào được trường rồi xác định chỉ có học, học và học".
Với 2 ngành siêu HOT tại ĐH Ngoại thương là Kinh tế đối ngoại, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, PGS.TS Vũ Thị Hiền - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương - cho hay ngoài việc lưu ý về mức học phí của ngành này (chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao học phí lên tới 40-60 triệu đồng/năm), thí sinh cần phải chuẩn bị sẵn tư tưởng học hành chăm chỉ.
"Các em có IELTS 7.0 là thừa tiêu chuẩn tiếng Anh để được xét tuyển vào hai ngành này rồi. Tuy nhiên tiếng Anh học để áp dụng làm việc trong các ngành nghề cụ thể khó hơn tiếng Anh luyện thi IELTS nhiều. Những chương trình dạy bằng tiếng Anh 100% học rất vất vả, nên các em chuẩn bị sẵn tinh thần phải học rất chăm mới theo được" - PGS.TS Vũ Thị Hiền khuyên học sinh.
Những thí sinh quan tâm đến ngành Truyền thông cũng được PGS.TS Bùi Thành Nam - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) - nhắn nhủ "cần đầu tư học tập thật tốt vì ngành này có tính cạnh tranh rất cao".
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.