Để giúp các sĩ tử bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với tâm thế vững vàng, giáo viên và thủ khoa khối D năm 2019 đã chia sẻ những lỗi thường gặp, dễ bị mất điểm.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Nguyễn Thị Trà My (thủ khoa khối D1 năm 2019 với tổng 28,4 điểm, trong đó đạt điểm 10 tuyệt đối môn Tiếng Anh 10) cho hay nhìn chung đề thi dưới dạng trắc nghiệm sẽ có nhiều câu hỏi bẫy, dễ gây nhầm lẫn. Vì thế nếu không nắm chắc kiến thức, các thí sinh sẽ bị lúng túng giữa những đáp án gần như giống nhau.
Chính vì vậy, theo Trà My, khi làm bài, các thí sinh cần thật bình tĩnh, không được chủ quan hay nóng vội, dẫn đến những sai sót không đáng có.
Rèn luyện tính cẩn thận
“Hãy làm thật cẩn thận, rõ ràng và có thể ghi chú cho từng câu vào nháp để kiểm tra lại bài làm nhanh chóng và dễ dàng hơn”, Trà My nói.
Muốn làm được vậy, khi luyện đề, làm đề thi thử, các thí sinh cần phải rèn luyện tính cẩn thận, chú ý những lỗi sai mình hay mắc phải để từ đó rút kinh nghiệm.
“Rèn luyện tính cẩn thận và cố gắng mỗi ngày chính là những yếu tố quan trọng, giúp mình có được kết quả tốt ở kỳ thi năm ngoái. Mỗi ngày, các bạn hãy đề ra những mục tiêu và nghiêm khắc với chính bản thân mình. Không nên có tư tưởng học tủ, học lệch hay suy nghĩ lấy môn mình học tốt để gánh điểm cho môn kém mà hãy cố gắng học thật đều những môn trong tổ hợp xét tuyển của mình”.
Lưu ý với những "bẫy" trong đề thi
Đặc biệt, theo Trà My, với bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh yêu cầu phải có kiến thức thực sự chứ không thể học tủ. Không chủ quan với cả những câu dễ, “chống điểm liệt” bởi nếu không cẩn thận, thí sinh sẽ bị đề thi “đánh lừa” và mất điểm ngay cả ở những câu dễ nhất.
Trà My cho rằng đề thi THPT môn Tiếng Anh sẽ có những câu hỏi “đánh bẫy”, rất dễ gây nhầm lẫn. Với những câu hỏi như vậy, thí sinh cần phải phân tích thật kỹ trước khi chọn đáp án. Có thể dùng bút gạch chân dưới những từ khóa của câu hỏi để dễ dàng phân tích hơn.
Đối với một vài câu hỏi mà thí sinh phân vân giữa các đáp án, tránh mất quá nhiều thời gian. Hãy đánh dấu những câu hỏi đó lại, tạm thời “quên” đi chúng để tiếp tục làm các câu hỏi khác, và sau đó quay lại tiếp tục làm sau. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương pháp loại trừ: Loại đi những đáp án “chắc chắn sai, “khả năng sai rất cao”, để từ đó khoanh vùng và đưa ra đáp án chuẩn xác nhất.
Theo thủ khoa khối D1 năm 2019, những lỗi sai, dễ mất điểm thường vào phần 14 câu hỏi trắc nghiệm ở phần đầu với nhiều dạng. Bởi kiến thức ở phần này hỏi rất rộng, bao gồm cả những câu hỏi rất dễ, “chống điểm liệt” cho đến những câu hỏi lấy điểm 10. Đây cũng là phần có rất nhiều “bẫy”.
4 câu hỏi chọn đáp án đồng nghĩa, trái nghĩa cũng là một phần rất dễ gây nhầm lẫn.
Phần đọc hiểu cũng rất quan trọng bởi chiếm tới 13 câu trong đề thi. Theo Trà Mi, đối với dạng bài này, thí sinh nên đọc lướt qua bài văn một lượt. Sau đó đọc câu hỏi, gạch chân những từ khóa trong câu hỏi rồi dựa vào đó tìm dẫn chứng trong bài, chọn đáp án chuẩn xác nhất.
Đối với những câu hỏi phần đọc hiểu mang tính suy luận, ngụ ý, thí sinh không nên lo lắng mà hãy bình tĩnh phân tích, đọc thật kỹ để tìm ra cơ sở suy luận của tác giả.
“Các em đã luôn cố gắng, chăm chỉ trong suốt thời gian ôn luyện. Vì vậy hãy bước vào phòng thi với tâm thế của một “chiến binh” đầy tự tin khi ra trận, không e dè, lo sợ mà luôn sẵn sàng chiến đấu hết mình”, thủ khoa năm 2019 gửi lời nhắn nhủ đến các sĩ tử của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Những lỗi sai mà thí sinh hay mắc Chia sẻ với VietNamNet, cô Nguyễn Thị Thanh Mỹ (giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) cho hay qua quan sát kỳ thi THPT quốc gia các năm trước, có những lỗi sai mà nhiều thí sinh thường mắc phải. Đầu tiên, đó là phần tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. “Trong 4 phương án đưa ra, gần như luôn có cả phương án đồng nghĩa và trái nghĩa với từ gạch chân nên nếu không cẩn thận, các học sinh rất dễ chọn nhầm đáp án. Vì vậy, ngay khi đọc đề thi các em nên khoanh tròn yêu cầu của đề là “đồng nghĩa” hay “trái nghĩa”. Về phần từ vựng, cần xác định đúng từ loại để lựa chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống. “Ví dụ bổ nghĩa cho động từ, mệnh đề phải là một trạng từ...”. Theo cô Mỹ, ở bài đọc hiểu, các học sinh thường mắc lỗi trong các câu lựa chọn phương án tìm từ gần nghĩa nhất với từ xuất hiện trong bài đọc. “Do từ vựng trong Tiếng Anh đa nghĩa nên khi làm những câu này phải xét ngữ cảnh được sử dụng trong bài đọc. Chú ý cẩn thận với các câu hỏi lấy thông tin phủ định – đối lập như: “Không đề cập đến”, “Không đúng”, “Tất cả đều đúng ngoại trừ”... |
Xem thêm: |
Nguồn theo Vietnamnet
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.