CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ba chiến lược cơ bản để đẩy điểm phần thi Đọc hiểu – bài thi SAT

Cập nhật: 02/11/2020 icon

Khác với phần Toán, thí sinh có thể tiến bộ nhanh hơn trong thời gian ngắn, phần đọc hiểu lại cần nhiều thời gian học và luyện tập hơn.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. 

Phần Đọc hiểu trong bài thi SAT luôn làm các thí sinh lo lắng, đặc biệt với các bạn học sinh đang theo học hệ chuẩn của Bộ Giáo dục Việt Nam không theo học các hệ thống giáo dục quốc tế hay song ngữ, song bằng.

Khác với phần Toán, thí sinh có thể tiến bộ nhanh hơn trong thời gian ngắn, phần đọc hiểu lại cần nhiều thời gian học và luyện tập hơn.

Trong bài viết này, tôi chia sẻ 3 chiến lược cơ bản, hữu ích với thí sinh khi làm phần đọc hiểu nói riêng cũng như toàn bộ bài thi SAT nói chung.

Chiến lược 1: Lựa chọn bài đọc và câu trả lời

Các bài đọc trong phần Đọc hiểu có độ khó khác nhau, tùy thuộc vào thế mạnh của từng người.

Nếu bạn là người giỏi Vật lí thì các bài viết về các loại lực: lực hút, lực đẩy, lực li tâm ... chắc không làm khó được bạn, nhưng với các bài đọc về lịch sử, địa lý... có khi làm bạn “điên đầu”.

Và ngược lại, với các bạn học chuyên Anh, những đoạn trích kinh điển trong các tác phẩm văn học Anh – Mỹ không gây căng thẳng cho bạn nhưng gặp các bài đi sâu về khoa học cũng sẽ ngại.

Các câu hỏi với các độ khó khác nhau, nhưng lại có mức điểm bằng nhau. Do đó, nếu chúng ta cứ bắt tay vào làm theo đúng thứ tự từ các câu đầu tiên đến các câu tiếp theo và đích là các câu cuối cùng thì không phải là một chiến lược tốt.

Ngược lại, chúng ta nên bắt đầu với các bài đọc mà có chủ đề thuộc về thế mạnh của mình.

Thế trong trường hợp không có bài đọc nào thuộc thế mạnh của mình thì sao? Trong trường hợp này thì thí sinh nên chọn bài đọc có vẻ ít lạ lẫm nhất với mình, các bài đọc có chủ đề mà mình đã từng đọc hay nghe thấy trước đó.

Sau khi xác định bài nào nên đọc trước, thí sinh nên đọc lướt các câu hỏi để biết mình nên làm câu nào trước, thường thì nên bắt đầu với các câu hỏi lấy thông tin chi tiết trong bài (detail questions) và để lại các câu hỏi về ý chính (main idea questions), về tổng quan (overview questions) làm sau.

Chiến lược 2: Loại trừ đáp án

Trong bài thi SAT, các câu trả lời sai không bị trừ điểm, vì vậy loại trừ đáp án là chiến lược rất quan trọng. Nếu bạn chắc chắn 1-2 đáp án là không đúng, bạn đã có cơ hội 50 – 50 trong việc chọn câu trả lời đúng.

Để thực hiện chiến lược này, các bước sau nên được thực hiện:

- Đọc kỹ các đáp án.

- So các đáp án với các thông tin trong bài đọc và xem có tương đồng hay trái ngược không. Để tiết kiệm thời gian trong phần này, khi đọc đoạn văn, chúng ta nên gạch chân các thông tin quan trọng và ghi ra lề chú giải phần gạch chân đó tương ứng với câu hỏi nào để khi cần đọc lại, bạn đỡ mất thời gian tìm thông tin.

- Trong trường hợp không chắc chắn về câu trả lời, bạn cũng không được để trống phiếu trả lời, cứ mạnh dạn chọn một phương án, sai bạn cũng không bị trừ điểm.

Chiến lược 3: Đoán đáp án

Đây là chiến lược chỉ nên hãn hữu sử dụng khi thí sinh hoàn toàn không đưa ra được câu trả lời chính xác hoặc khi hết thời gian đọc mà còn rất nhiều câu chưa trả lời được. Đây là “cứu cánh cuối cùng”để không bỏ lỡ 25% xác suất lựa chọn đáp án đúng.

Khi đánh dấu đáp án dựa trên phỏng đoán, không nên chọn mỗi câu một đáp án, thay vì đó nên chọn một đáp án cho tất cả các câu. Như vậy, tính trên xác suất, các bạn có tỷ lệ chọn đúng cao hơn.

Tóm lại, đây là ba chiến lược cơ bản nhất nhưng không phải duy nhất để có thể tăng điểm trong phần đọc hiểu của bài thi SAT. Hi vọng sẽ giúp ích cho các sĩ tử!

Xem thêm: 

Nguồn theo Giáo dục Việt Nam

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Đã trúng tuyển sớm, có bắt buộc phải đặt làm nguyện vọng 1 hay không? 16:17 22/07/2023 Thí sinh trúng tuyển sớm có nhất thiết phải đặt làm nguyện vọng 1 hay không? Trúng tuyển sớm làm... Dự báo điểm chuẩn các ngành xét tuyển bằng khối B tăng 0,2 - 1 điểm 18:11 22/07/2024 Các chuyên gia dự báo mức điểm chuẩn các ngành xét tuyển bằng khối B00 (Toán, Hoá, Sinh) năm nay... Danh sách giấy tờ minh chứng để hưởng ưu tiên đối tượng, khu vực tuyển sinh 2024 16:34 13/04/2023 Thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm mầm non phải khai báo trên phần mềm... Tình hình chấm thi Ngữ văn tốt nghiệp 2024: Nhiều thí sinh làm tốt, đã có điểm 9 15:49 06/07/2024 Một số giám khảo cho biết thí sinh làm bài khá tốt, điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn ở Thành phố... Lời giải gợi ý môn Ngữ Văn kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 (Tham khảo) 09:03 27/06/2024 Sáng nay, ngày 27/06 các sĩ tử bắt đầu thi môn Ngữ văn, là môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật