CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Gợi ý giải đề môn Ngữ văn kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020 (Tham khảo)

Cập nhật: 09/08/2020 icon

Sáng ngày 09/8, thí sinh ở những vùng dịch An toàn đã bước vào môn thi đầu tiên - Ngữ Văn. Đây là môn tự luận duy nhất trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020. Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn để tham khảo dưới đây.

Lịch bài thi bộ môn Ngữ văn sáng 09/8 chi tiết:

*Thời gian làm bài từ: 7h35 - 9h35 (Thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút). 

Hệ thống đang load - Vui lòng đợi

Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn

Bài giải môn Ngữ văn do cô Hà Thị Thuy Thủy, Nguyễn Thị Vân, thầy Nguyễn Ngọc Linh, đến từ trường THPT Anhxtanh, Hà Nội, thực hiện.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận

Câu 2: Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng giữa mùa hè ngắn ngủi đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng với mảnh đời thật ngắn ngủi.

Câu 3: Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và vùng sa mạc Sahara:

- Các loài thực vật đều sống ở nơi có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt (nơi lạnh giá, nơi khô cằn).

- Tuy nhiên, các loài thực vật đều có sức sống mãnh liệt, vươn lên, bật trồi, nảy mầm, nở hoa và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khó khăn cũng như nuôi dưỡng sự sống.

- Các loài thực vật đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, phút giây hiện tại.

Câu 4: Học sinh có thể đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nhưng cần có lý lẽ hợp lý, thuyết phục.

Ví dụ: Tôi đồng tình với ý kiến của tác giả: “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ, vươn đến ngày mai”.

Bởi lẽ:

+ Sống hết mình là sống có ý nghĩa, tận hiến hết năng lực của bản thân. Chỉ khi sống hết mình chúng ta mới phát huy hết sức mạnh nội tại, tiềm ẩn.

+ Cuộc sống luôn có muôn vàn khó khăn, chông gai, thử thách, sống hết mình sẽ giúp ta đương đầu, có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua, vươn lên, hướng tới những gì tươi sáng nhất.

+ Nếu chúng ta không sống hết mình thì chúng ta sẽ sớm nản chí khi gặp khó khăn, thất bại và sẽ không thể vươn tới ánh sáng của tương lai.

Phần II: Làm văn

Câu 1

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

- Đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ.

- Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh được thể hiện quan điểm riêng về vấn đề nhưng cần trình bày ngắn gọn, mạch lạc và giàu sức thuyết phục. Có thể triển khai bài viết với các ý lớn sau:

- Giải thích vấn đề:

+ “Trân trọng cuộc sống mỗi ngày”: Trân trọng cuộc sống trong hiện tại, sống có ý nghĩa từng phút giây bằng cách phát huy hết năng lực bản thân, khẳng định được mình và đóng góp cho đời, biết yêu thương, quan tâm đến người xung quanh.

- Bàn luận:

+ Quá khứ là những gì đã qua, tương lai là những gì chưa đến nên cần trân trọng từng ngày ta đang sống.

+ Trân trọng cuộc sống mỗi ngày sẽ giúp ta sống thực tế, có niềm hạnh phúc ngay trong đời thường.

+ Sống có ý nghĩa từng phút giây trong hiện tại để có nền tảng vững chắc cho tương lai.

+ Nếu không trân trọng cuộc sống mỗi ngày, ta sẽ chìm đắm trong những chuyện vui buồn của quá khứ; hoặc quá lo lắng hay ảo tưởng về tương lai.

- Mở rộng và liên hệ bản thân:

+ Trong cuộc sống, có những người sống hoài niệm về quá khứ hoặc nghĩ về tương lai một cách quá mức, khiến họ không cảm nhận được hạnh phúc của cuộc sống hiện tại.

+ Ngược lại, có những người chỉ sống trong thực tại, không nghĩ gì đến quá khứ hoặc không biết dự tính cho tương lai. Cách sống này cũng chưa hoàn toàn đúng đắn.

+ Mỗi chúng ta cần biết yêu quý, nâng niu những phút giây của cuộc sống thực tại, đồng thời cũng nên nghĩ về quá khứ và tương lai một cách hợp lya.

+ Học sinh liên hệ bản thân.

Câu 2.

a. Yêu cầu hình thức:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. b. Yêu cầu nội dung: - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.

- Triển khai vấn đề:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”

- Giới thiệu vấn đề.

* Thân bài:

- Hoàn cảnh sáng tác: Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt. Đoạn trích “Đất Nước” được viết nhằm thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam ý thức về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình mà xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược.

- Vị trí, kết cấu đoạn trích, đoạn thơ + Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca, là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. + Đoạn trích gồm 2 phần: .

Phần 1: tác giả khẳng định nguồn gốc lâu đời của đất nước. .

Phần 2: tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. + Đoạn thơ trên nằm ở phần hai đoạn trích, khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.

- Phân tích đoạn trích + Ba câu đầu: thể hiện cái nhìn khái quát về chiều dài thời gian lịch sử của Đất Nước. . Câu mở đầu “Em ơi em” là lời gọi tha thiết khiến những câu thơ chính luận mang đậm cảm xúc trữ tình. . Hai câu sau: vừa là lời mời gọi, vừa là lời khẳng định lịch sử đầy vẻ vang của dân tộc: cụm từ “bốn nghìn năm” khẳng định đầy tự hào về truyền thống lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc.

+ 15 câu tiếp: Nhân dân làm nên dòng chảy lịch sử cho "Đất Nước".

Các danh từ chung như “người người”, “lớp lớp”, “con gái”, “con trai” để đem đến ấn tượng về sự đông đảo vô cùng của nhân dân. Mỗi lớp người là một thế hệ, bốn nghìn lớp người cũng là bốn nghìn thế hệ với vô vàn những người con gái, con trai. Tất cả đều trẻ trung nối tiếp nhau hết thời này đến thời khác.

Cụm từ “năm tháng nào” kết hợp với phó từ “cũng” nhấn mạnh ở bất cứ thời điểm nào của lịch sử đều có sự đóng góp của nhân dân.

Nhân dân “cần cù làm lụng” trong thời bình như khi đất nước có giặc họ sẵn sàng ra trận. Ở cuộc chiến đấu đó, không chỉ có những người con trai anh dũng, mà còn có biết bao người phụ nữ anh hùng, bất khuất vừa “nuôi cái cùng con”, vừa “giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.

Đặc biệt, tác giả còn nhấn mạnh sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ của nhân dân ở cách sống, cách nghĩ “giản dị và bình tâm”.

+ Bảy câu tiếp theo: Nhân dân làm nên giá trị văn hóa cho "Đất Nước".

Đại từ “họ” được điệp lại nhiều lần khẳng định sự đông đảo, sự đóng góp vô danh thầm lặng của Nhân dân.

Cặp động từ “giữ… truyền” hơn một lần lặp lại trong đoạn thơ nhấn mạnh sứ mệnh thiêng liêng của mỗi con người, mỗi thế hệ trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là gánh vác việc thế hệ trước giao phó, duy trì phát triển rồi dặn dò, truyền lại cho con cháu tiếp nối.

Nhân dân là người sáng tạo nên bề dày văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được tiếp nối, tôn tạo, giữ gìn qua nhiều thế hệ được thể hiện:

++ Họ giữ và truyền “hạt lúa”, “ngọn lửa”, thể hiện sự gieo mầm, nuôi dưỡng sự sống kết nối. Đó là hành động bảo tồn, phát huy những kinh nghiệm canh tác của nền văn minh lúa nước. Hành động “truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi” thể hiện lối sống nghĩa tình của nhân dân.

++ “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói” thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc. Ngôn ngữ là thước đo của nền văn minh, ngôn ngữ tồn tại là vì nhân dân nhưng cũng vì nhân dân và cũng nhờ nhân dân lưu giữ bản sắc, tiếng nói của dân tộc để đất nước được trường tồn bất diệt.

++ “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” gợi đến những cuộc chinh phục đất đai, mở mang bờ cõi. Những người dân vô danh đã lấy tên mảnh đất quê hương xứ sở của mình để đặt cho những miền đất mới. Vì thế, trên suốt chiều dài đất nước hình chữ S này có biết bao tên làng, tên xã trùng nhau. Mỗi mảnh đất đều trở nên thiêng liêng gắn bó.

++ “Họ đắp đập be bờ để người đời sau trồng cây hái trái” khắc họa hình ảnh nhân dân vừa gieo trồng vừa gặt hái để lại những giá trị vật chất và tinh thần cho đời sau.

. Nhân dân vô danh còn tạo nên truyền thống bất khuất anh hùng cho đất nước: “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm. Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

Trong đoạn thơ, đại từ “họ” được điệp lại năm lần, được đặt ở đầu đoạn thơ thể hiện thái độ ngợi ca, tôn trọng nhân dân. Nhà thơ còn sử dụng một hệ thống động từ “giữ, truyền, gánh, đắp, be” làm nổi bật một hình tượng thật lực lưỡng. Quá trình hình thành văn hóa của đất nước giống như một cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của nhân dân qua các thế hệ.

+ Hai câu cuối đoạn: Lời tổng kết cho tư tưởng "Đất Nước" của Nhân dân.

Những khái niệm "Đất Nước", Nhân Dân được viết hoa trang trọng, lặp lại nhiều lần cho thấy sự gắn bó không thể tách rời của nhân dân và đất nước. Cụm danh từ “Đất Nước của Nhân Dân” khẳng định chủ nhân đích thực của Đất Nước bởi Nhân dân chính là người dựng xây, gìn giữ, kiến tạo và bảo vệ Đất Nước nên Đất Nước phải thuộc về Nhân dân.

Câu thơ “Đất Nước của ca dao thần thoại”: Hình ảnh ca dao thần thoại là hình ảnh hoán dụ cho văn hóa dân gian, là nơi lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn, tính cách Nhân dân. Văn học dân gian do nhân dân sáng tạo nên và phản ánh cuộc sống của nhân dân, đến với văn học dân gian cũng là đến với Nhân dân.

** Đánh giá

+ Đoạn thơ thể hiện đặc điểm tiêu biểu của trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm: Chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự, ngôn ngữ, hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng.

+ Đoạn trích thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Những nhận thức mới về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp đất nước ở góc độ lịch sử, văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi con người.

* Kết bài

- Khẳng định nét riêng của Nguyễn Khoa Điềm khi viết về "Đất Nước".

- Đoạn thơ khẳng định chính Nhân dân làm nên những giá trị lâu bền cho "Đất Nước".

Xem thêm: Đáp án tham khảo các môn:

 

 

Load dữ liệu sau 10 giây

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Thông tin tuyển sinh 2025 của trường ĐH Tôn Đức Thắng 18:52 22/01/2025 Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa có thông báo phương thức tuyển sinh trình độ ĐH dự kiến năm... Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 19:10 14/01/2025 ĐH Quốc gia HN đã công bố đề cương ôn thi Đánh giá năng lực 2025, các bạn theo dõi bài viết dưới... Ma trận đề thi tham khảo đề thi THPT Quốc gia 2025 tất cả các môn 23:44 21/10/2024 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THTP 2025 tất cả các môn. Dưới đây là ma trận đề... Cách làm bài thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 tốt nhất 18:49 10/01/2025 Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia HN là kỳ thi lớn, được nhiều trường lựa chọn làm phương... Kinh nghiệm thi IELTS trên máy tính hữu ích của người đi trước 00:06 09/01/2025 Theo thông cáo báo chí của British Council và IDP, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật