PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương vừa có nhiều chia sẻ về sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp. Theo ông, với chất lượng đầu vào cao, chương trình đào tạo tốt, sinh viên Ngoại thương khi tốt nghiệp có quyền được đòi hỏi cho mình một mức lương xứng đáng.
Từ trước đến nay, ĐH Ngoại thương vẫn được đánh giá là trường TOP của Việt Nam và còn được nhiều người mệnh danh là "Harvard Việt Nam". Theo Hiệu trưởng trường Ngoại thương, đây là một vinh dự nhưng cũng là gánh nặng với nhà trường.
PGS, TS Bùi Anh Tuấn cho biết trường luôn tự hào là trường đào tạo đứng đầu về kinh tế tại Việt Nam. Điển hình là việc sinh viên ra trường có việc làm, phát huy năng lực được đánh giá tốt từ các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Đồng thời, với đội ngũ thầy cô trẻ luôn nhanh nhạy, có năng lực ngoại ngữ và khả năng làm việc với các đối tác nước ngoài, gắn bó với các bạn sinh viên. Đó chính là những điều tự hào của ĐH Ngoại thương.
Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương khẳng định sinh viên trường luôn có những bản sắc riêng, luôn được xã hội đánh giá với khả năng sáng tạo, sự nhạy bén vận dụng những gì đã được học vào thực tiễn một cách thuần thục. Ngoại thương luôn có một quan niệm rằng nếu sinh viên có đầu vào tốt, môi trường rèn luyện tốt, đội ngũ chất lượng giảng viên tốt thì chắc chắn Ngoại thương luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và luôn mong muốn các bạn đầu quân về công ty mình.
Hàng năm, ĐH Ngoại thương đều có tiến hành khảo sát về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Kết quả khảo sát mới nhất năm 2018 cho thấy 94% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay, 4% tiếp tục học nâng cao, còn lại, do một số lý do.
Trước câu hỏi: "Điểm đầu vào cao, chất lượng đào tạo cũng hàng đầu, thì thầy nghĩ sinh viên FTU có quyền “chảnh” và đỏi hòi mức lương cao khi ra trường đi làm không?", PGS, TS Bùi Anh Tuấn cho rằng: "Có quyền đòi hỏi một mức lương cao là một nhận định hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên nếu đòi hỏi quá thì không nên nhưng đòi hỏi ở mức đúng khả năng của các em thì tôi vô cùng khuyến khích". Ông tin rằng thế hệ trẻ hiện nay khác với trước đây hoàn toàn có quyền đòi hỏi, có quyền “chảnh”, nhưng đừng quá cao so với mức chung của xã hội.
Với sinh viên Ngoại thương, ngoại ngữ rất quan trọng và trường cũng đặt ra chuẩn tương đối cao. Những năm gần đây thì tỷ lệ sinh viên thi khối A00 không có điểm ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khá cao, lúc đầu có thể các bạn yếu tiếng Anh nhưng sau đó được rèn luyện trong môi trường Ngoại thương thì các bạn đạt được chuẩn đầu ra.
Bên cạnh đó, trường luôn chú trọng xây dựng môi trường giáo dục cởi mở, thân thiện, mang tính quốc tế để các bạn sinh viên có thể khai phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Các hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên đã được Nhà trường triển khai dưới hình thức các cuộc thi.Trong chương trình đào tạo, Ngoại thương cũng đã đưa vào môn học “Tinh thần kinh doanh khởi nghiệp”.
Từ trước đến nay, ĐH Ngoại thương có rất nhiều các gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu như Lê Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup; Nguyễn Mai Phương - Cựu giám đốc thương hiệu tập đoàn Unilever; Phạm Chi Lan - từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng; Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc VPBank; Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần Viễn thông FPT; Hoa hậu Kỳ Duyên, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, Hoa hậu Lương Thùy Linh...
Suzy (Tổng hợp)
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.