Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh tài liệu tổng hợp ngữ pháp Tiếng Anh chương trình mới cần nhớ dưới đây để thuận tiện cho việc ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
|
Quá khứ đơn |
Quá khứ tiếp diễn |
Cấu trúc: |
Với động từ thường: (+) S + V-ed/V2 + … (-) S + did not + V-inf + … (?) Did + S + V-inf + …? Với động từ to be: (+) S + was/were + … (-) S + was not/were not + … (?) Was/Were + S + …? |
Công thức chung: (+) S + was/were + V-ing + … (-) S + was/were + not + V-ing + … (?) Was/Were + S + V-ing + …? |
Cách dùng |
Diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ → VD: I met with the client and discussed the project yesterday. Diễn tả thói quen trong quá khứ nhưng đã chấm dứt ở hiện tại. → VD: During my college years, I played the piano every evening for relaxation. Diễn tả hành động chen ngang trong khi một hành động đang diễn ra khác trong quá khứ → VD: While I was studying, my friend called to invite me to a party. |
Diễn tả hành động diễn ra vào một khoảng thời gian cụ thể trong quá khứ. → VD: At 7pm yesterday, I was reading books in my room. Diễn tả 2 hành động đang xảy ra tại cùng 1 khoảng thời gian trong quá khứ → VD: While the chef was cooking, the waiters were setting the table. Diễn tả hành động đang xảy ra trong quá khứ nhưng bị chen ngang bởi một hành động khác. → VD: While I was giving my presentation, the fire alarm suddenly went off. |
Dấu hiệu nhận biết |
yesterday, last week, last month, last year, time + ago in + thời gian trong quá khứ, … |
While, as, when, at that moment, at the time, … |
Lưu ý: Thì quá khứ tiếp diễn còn được sử dụng với always hoặc constantly để diễn tả hành động xảy ra nhiều lần trong quá khứ (tương tự như used to) nhưng mang nghĩa tiêu cực.
Ví dụ: My neighbor was always making noise after midnight.
Mạo từ (a/an/the) là những từ thuộc nhóm determiner (từ hạn định) trong Tiếng Anh, được dùng để xác định hoặc nhận diện danh từ được đề cập đến.
Cách dùng mạo từ a/an:
Đề cập đến một đối tượng không xác định hoặc không được biết đến trước đó. "a" trước danh từ bắt đầu bằng 1 phụ âm, còn "an" trước danh từ bắt đầu bằng 1 nguyên âm
Ví dụ:
Cách dùng mạo từ the:
Sử dụng khi muốn chỉ 1 đối tượng xác định, cụ thể.
→ Ví dụ: The book on the shelf is mine. (Cuốn sách trên kệ là của tôi.)
Dùng với danh từ đã được đề cập trước đó
→ Ví dụ: I saw a cat. The cat was black. (Tôi đã thấy một con mèo. Con mèo đó là màu đen.)
“The” được dùng trước danh từ trong một số trường hợp sau:
Một số trường hợp lược bỏ mạo từ trước danh từ:
Câu giả định là một dạng ngữ pháp đặc biệt trong tiếng Anh được dùng để diễn tả ý 1 đối tượng mong muốn, yêu cầu, gợi ý , … đối tượng khác làm gì đó. Câu giả định mang sắc thái giảm nhẹ hơn so với câu mệnh lệnh.
Cấu trúc:
S1 + V + that + S2 (+ should) + V-inf
Cách sử dụng:
Ví dụ: She suggested that they buy a new car. (Cô ấy họ nên mua một chiếc ô tô mới.)
Ví dụ: It is necessary that he be present at the meeting tomorrow because he is the key decision-maker. (Việc anh ấy phải có mặt tại cuộc họp ngày mai là điều cần thiết vì anh ấy là người quyết định quan trọng.)
Lưu ý: Cấu trúc giả định có thể dùng ở dạng phủ định, tiếp diễn và bị động.
Ví dụ:
Tính từ ghép được tạo ra bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau về đặc điểm, tính chất, trạng thái.
Để tạo lập tính từ ghép, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
Cách tạo |
Ví dụ |
Tính từ + Tính từ |
Deep-blue (xanh biển sâu) Short-lived (ngắn ngủi) High-pitched (cao tiếng) |
Tính từ + Danh từ |
High-quality (chất lượng cao) Low-cost (giá rẻ) Full-time (toàn thời gian) |
Danh từ + Tính từ |
User-friendly (dễ sử dụng) Hand-free (không cần dùng tay, cầm nắm) |
Danh từ + Quá khứ phân từ |
sun-dried (phơi nắng) wind-powered (dùng sức gió) |
Tính từ + V-ing |
good-looking (đẹp trai/đẹp gái) easy-going (dễ tính) |
Tính từ + Quá khứ phân từ |
fast-paced (nhanh chóng) ready-made (có sẵn) |
Từ chỉ số lượng + Danh từ |
Two-bedroom (có hai phòng ngủ) Three-story (ba tầng) |
Danh từ + V-ing |
time-saving (tiết kiệm thời gian) record-breaking (phá kỷ lục) |
Tính từ + Danh từ + ed |
kind-hearted (tốt bụng) absent-minded (đãng trí) |
Câu đơn (Simple sentence):
Câu đơn là lại câu chỉ gồm 1 mệnh đề độc lập.
Ví dụ:
Câu ghép (Compound sentence):
Câu ghép loại câu gồm hai mệnh đề độc lập trở lên được nối với nhau bằng các liên từ kết hợp như: and, but, so, or, either … or, neither … nor, …
Ví dụ:
Câu phức (Complex sentence):
Câu phức là loại câu bao gồm 1 mệnh đề chính và một hoặc nhiều mệnh đề phụ bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính. Các mệnh đề được nối với nhau bởi liên từ phụ thuộc như: when, while, because, although, if, …
Ví dụ:
Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect tense) dùng để diễn tả hành động xảy ra và hoàn thành trước một hành động khác hoặc một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
Cấu trúc:
Phân biệt cách sử dụng quá khứ đơn và quá khứ hoàn thành:
|
Quá khứ đơn |
Quá khứ hoàn thành |
|
Cách sử dụng |
- Diễn tả hành động hoặc chuỗi các hành động xảy ra và chấm dứt trong quá khứ Ví dụ: I woke up, brushed my teeth, and had breakfast this morning. (Tôi thức dậy, đánh răng và ăn sáng sáng nay.) - Diễn tả hành động xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ Ví dụ: The Berlin Wall fell in 1989. (Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989.) |
- Diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ Ví dụ: I had never seen such a beautiful sunset before I visited that beach. (Tôi chưa bao giờ thấy một hoàng hôn đẹp như vậy trước khi tôi đến bãi biển đó.) - Diễn tả hành động xảy ra trước một thời điểm cụ thể trong quá khứ Ví dụ: By the time they reached the cinema, the movie had already started. (Khi họ đến rạp chiếu phim, bộ phim đã bắt đầu rồi.) |
|
Dấu hiệu nhận biết |
yesterday, last week, last month, last year, time + ago in + thời gian trong quá khứ, … |
before, by the time, already, … |
Trong phần này, các bạn học sinh cần nắm được một số động từ luôn được theo sau bởi 1 giới từ:
Ví dụ:
|
Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect) |
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Continuous) |
Cấu trúc: |
(+) S + has/have + Ved/V3 + … (-) S + has/have + Ved/V3 + … (?) Has/Have + S + Ved/V3 + …? |
(+) S + has/have + been + Ving + O (-) S + has/have not + been + Ving + O (?) Has/Have + S + been + Ving + O? |
Phân biệt cách dùng |
Nhấn mạnh kết quả của hành động VD: I have finished my homework, so now I can relax. (Tôi đã hoàn thành bài tập về nhà nên bây giờ tôi có thể thư giãn.) |
Nhấn mạnh vào hành động/sự kiện có thể đã kết thúc hoặc chưa VD: I have been reading that book for weeks. (Tôi đã đọc cuốn sách đó suốt vài tuần.) |
Nhấn mạnh số lần hành động/sự kiện xảy ra VD: My bike has broken down 3 times this week. (Xe đạp của tôi đã hỏng 3 lần trong tuần này rồi.) |
Nhấn mạnh khoảng thời gian hành động/sự kiện xảy ra: VD: We have been riding bikes for 2 hours. (Chúng tôi vừa đạp xe đạp 2 giờ liền.) |
|
Nói về các tình huống mang tính cố định hoặc đã kéo dài VD: Jenny has learnt English for 5 years. (Jenny đã học Tiếng Anh 5 năm rồi.) |
Nói về các tình huống tạm thời hoặc đang tiếp diễn VD: John has been practicing American English accent for 2 weeks. (John đã luyện giọng Anh Mỹ được 2 tuần.) |
Cấu trúc so sánh lặp lại (Repeated comparatives) được dùng để diễn tả về sự thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống của sự vật, hiện tượng nào đó.
Cấu trúc
S + be/V + adj/adv + đuôi - er + and + adj/adv - er
S + be/V + more and more + adj/adv
Ví dụ:
Ngoài ra, more and more/fewer and fewer + danh từ có thể dùng để diễn tả ý ngày càng nhiều/ít thứ gì đó.
Cấu trúc:
Cách sử dụng:
Ví dụ: By the time you arrive at the party tonight, I will have finished decorating the entire house. (Trước khi bạn đến buổi tiệc tối nay, tôi sẽ đã hoàn thành việc trang trí toàn bộ căn nhà.)
Ví dụ: By the end of this year, she will have graduated from college. (Vào cuối năm nay, cô ấy sẽ đã tốt nghiệp đại học.)
Ví dụ: By this time next year, we will have traveled to at least five different countries. (Đến thời điểm này năm sau, chúng tôi sẽ đã đi du lịch ít nhất năm quốc gia khác nhau.)
Dấu hiệu nhận biết
Để nhận biết thì tương lai hoàn thành trong câu, ta thường dựa vào các từ ngữ chỉ thời gian như "by," "before," "by the time," "when," "until" hoặc các cụm từ như "by then," "by that time," "by that point," "by the specified time”,...
Double comparative (so sánh kép) trong tiếng Anh được sử dụng để diễn tả sự thay đổi (tăng lên/giảm đi) của 1 đối tượng sẽ ảnh hướng đến đối tượng khác. Đây là sự ảnh hưởng mang tính song song.
Cấu trúc: The + comparative + S + V, the + comparative + S + V
Ví dụ:
Cấu trúc nhờ vả với Have và Get được dùng ở cả thể chủ động và bị động. Cụ thể như sau:
Cấu trúc chủ động
Cấu trúc:
S + have + someone + V-inf + something
S + get + someone + to V + something
Ví dụ:
Cấu trúc bị động
Cấu trúc:
S + have something done + (by + someone)
S + get something done + (by + someone)
Ví dụ:
Câu gián tiếp được dùng để thuật lại lời đã nói của một người khác ở dạng gián tiếp, trong câu không sử dụng dấu ngoặc kép và có sự biến đổi về thì của câu.
Ví dụ:
Câu gốc: He said, "I saw the movie last night".
-> Câu gián tiếp: He said that he had seen the movie the previous night. (Anh ấy nói rằng anh ấy đã xem bộ phim vào đêm qua.)
Bên cạnh cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp thông thường, còn có một số cấu trúc câu gián tiếp đặc biệt sau:
Cấu trúc câu gián tiếp dạng yêu cầu, mệnh lệnh
Chúng ta dùng tell/ask sb to do sth để tường thuật lại mệnh lệnh hoặc yêu cầu
Cấu trúc:
S + tell/ask + O + to V
Ví dụ:
Câu gốc: "Stop talking during the meeting!"
-> Câu gián tiếp: He ordered us to stop talking during the meeting. (Ông ấy yêu cầu chúng tôi ngừng nói chuyện trong cuộc họp.)
Cấu trúc câu gián tiếp dạng lời khuyên hoặc đề nghị giúp đỡ
Chúng ta dùng offer/advice sb to do sth để tường thuật lại lời khuyên hoặc đề nghị giúp đỡ
Cấu trúc:
S + advise/offer + O + to V
Ví dụ:
Câu gốc: He said, "You should do more exercises."
-> Câu tường thuật: He advised me to do more exercises. (Anh ấy khuyên tôi nên tập thể dục nhiều hơn.)
Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề giữ vai trò như một trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm, lý do, cách thức, tần suất hoặc điều kiện cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác.
Các loại Mệnh đề trạng ngữ phổ biến trong Tiếng Anh bao gồm:
Bổ sung ý nghĩa về điều kiện, giả thiết cho nội dung ở mệnh đề chính, thường dùng với các liên từ như If, Unless, …
Ví dụ: If he had studied harder, he would have passed the exam. (Nếu anh ấy học chăm chỉ hơn, anh ấy đã qua môn kỳ thi.)
Thường dùng để so sánh giữa giữa chủ ngữ của mệnh đề chính với 1 đối tượng nào đó, các liên từ thường dùng như: than, as hoặc as…as, ...
Ví dụ: He works as diligently as a bee, tirelessly gathering nectar from one flower to another. (Anh ấy làm việc cẩn thận như một con ong, không mệt mỏi thu thập mật từ hoa này sang hoa khác.)
Nêu cách thức hoàn thành một công việc nào đó; các liên từ hay dùng như the way, like hoặc as if,...
Ví dụ: He studied so hard for the exam, answering every question as if he had already seen the test. (Anh ấy học rất chăm chỉ cho kỳ thi, trả lời mọi câu hỏi như thể anh ấy đã thấy bài kiểm tra trước đó.)
Đề cập đến kết quả của một hành động hoặc sự kiện nào đó; trong câu xuất hiện các liên từ như so … that hoặc such … that
Ví dụ: The scientist's research was such groundbreaking work that it revolutionized the entire field of physics. (Công trình nghiên cứu của nhà khoa học đó là một công việc đột phá đến mức nó đã làm cách mạng hóa cả lĩnh vực vật lý.)
Cụm động từ (phrasal verb) được tạo thành bởi một động từ và một hoặc nhiều giới từ/trạng từ để tạo thành 1 cụm từ có nghĩa mới (thường khác biệt với động từ gốc.)
Ví dụ:
Một số phrasal verb cấu tạo bởi: Động từ + giới từ
Một số phrasal verb cấu tạo bởi: Động từ + trạng từ + giới từ
Lưu ý: Nếu phrasal verb được theo sau bởi 1 động từ nào đó thì ta chia động từ này ở dạng V-ing.
Ví dụ: They had no plan, so they ended up wandering the streets all night. (Họ không có kế hoạch, nên họ đã kết thúc bằng cách lảo đảo trên các con đường suốt cả đêm.)
Cấu trúc:
If + S + had + Ved/V3, S + would/could/might + have + Ved/V3
Cách sử dụng:
Câu điều kiện loại 3 được dùng để nói về sự việc và hành động không có thật hoặc không xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ:
Cấu trúc:
If + S + had + Vpii, S + would/could/might + V
Cách sử dụng:
Câu điều kiện hỗn hợp Loại 2 và Loại 3 được dùng để nói về hành động không xảy ra trong quá khứ dẫn đến kết quả ở hiện tại.
Ví dụ: If he had saved money earlier in his life, he would be in a better financial situation now. ( Nếu anh ấy đã tiết kiệm tiền sớm hơn trong cuộc đời của mình, bây giờ anh ấy sẽ đang ở trong tình hình tài chính tốt hơn.)
Xem thêm: |
WY
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.