Đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề, thí sinh dễ mắc sai lầm ảnh hưởng tới tương lai. Bạn nên tránh những sai lầm dưới đây để có thể đưa ra quyết định chọn ngành nghề phù hợp cho mình.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Chạy theo đám đông
Theo ghi nhận từ thực tế, không ít thí sinh chọn ngành nghề theo xu hướng số đông, chọn 'ngành hot', chọn vì dễ kiếm việc, lương cao. Hoặc chọn ngành nghề theo mong muốn của gia đình, bạn bè mà không cân nhắc nó có phù hợp với đam mê, khả năng thực sự của bản thân hay không. Tuy nhiên cần lưu ý rằng với có những ngành nghe có vẻ 'hot', nhưng khi thí sinh ra trường, tình hình có thể khác.
Học sinh nên cởi mở trao đổi với gia đình, bạn bè để nhận được những góp ý khách quan, đồng thời xem xét nhu cầu thị trường lao động và điều kiện cá nhân để đảm bảo lựa chọn có tính bền vững. Đối với phụ huynh và giáo viên, khi hỗ trợ học sinh lựa chọn ngành nghề, nên khuyến khích học sinh tự tìm hiểu bản thân. Mình chỉ đóng vai trò người dẫn đường, cùng tìm hiểu và cung cấp thông tin để các em đưa ra quyết định.
Không tìm hiểu kỹ về ngành
Một số học sinh bỏ qua những yếu tố quan trọng như nhu cầu thị trường lao động, điều kiện cá nhân (sức khỏe, học phí, hoàn cảnh gia đình…), hoặc hiểu sai về ngành nghề. Điều này dẫn đến lựa chọn chưa chính xác, tân sinh viên sẽ thất vọng về ngành học, không có động lực học tập.
Đừng quyết định vội vàng, hãy dành thời gian suy nghĩ và tìm hiểu kỹ. Đồng thời chuẩn bị phương án dự phòng nếu không trúng tuyển hoặc không phù hợp. Ví dụ khi không trúng ngành Y, thí sinh có thể chọn ngành Dược hoặc Điều dưỡng.
Trước tiên, thí sinh cần đánh giá khả năng và điểm mạnh của bản thân bằng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như MBTI hay Holland Code để có cái nhìn tổng quan về ngành nghề. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý các bài trắc nghiệm hướng nghiệp chỉ có độ chính xác 70-80%, do đó học sinh cần quan sát thực tế và tự đánh giá khả năng của mình. Sự phụ thuộc quá mức vào kết quả này có thể khiến các em có thể bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp phù hợp khác. Bên cạnh đó việc tìm hiểu kỹ về ngành học thông qua sách báo, Internet, các buổi tham quan thực tế, trò chuyện với người trong ngành hoặc chuyên gia tư vấn tuyển sinh cũng rất quan trọng.
Đặt nặng việc chọn trường TOP
Bên cạnh đó một sai lầm phổ biến khác khi chọn ngành là nhiều học sinh đặt nặng việc chọn trường TOP. Nhiều chuyên gia cho rằng khi chọn ngành học, học sinh không nên quá chú trọng vào danh tiếng của trường, mà cần ưu tiên ngành phù hợp với bản thân.
Cùng một ngành nhưng điểm chuẩn giữa các trường có thể khác nhau, tuy nhiên điểm đầu vào không quyết định hoàn toàn chất lượng đào tạo hay năng lực sinh viên sau khi tốt nghiệp. Một học sinh đạt 27 điểm chưa chắc đã có khả năng học tập và phát triển tốt hơn một học sinh đạt 25 điểm. Bởi thành công trong học tập và nghề nghiệp còn phụ thuộc vào sự phù hợp với ngành học, phương pháp học tập và sự cố gắng của mỗi cá nhân.
Xem thêm: |
WY