Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay thế nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khiến nhiều bạn trẻ lo sợ cơ hội việc làm sẽ bị thu hẹp lại trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề rất khó bị AI thay thế dưới đây.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Sư phạm là nhóm ngành mà khó để AI có thể can thiệp. Trong hai ngành học này, việc tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh vô cùng quan trọng. Sự nuôi dưỡng, đồng cảm và sự chú ý đến nhu cầu cảm xúc của học sinh là điều AI không thể làm thay được. Không chỉ vậy, trí tuệ nhân tạo cũng không thể mô phỏng một cách hoàn hảo, chính xác quá trình học sinh phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc thông qua việc tương tác với giáo viên và bạn bè. Chúng cũng không thể cung cấp đánh giá và phản hồi liên tục dựa trên kết quả học tập và quan sát về hành vi, tương tác của học sinh như con người.
AI có thể giúp ích trong quá trình dạy học nhưng không thể thay thế được vai trò của giáo viên trong việc phát triển toàn diện cho học sinh, đặc biệt với ngành Sư phạm mầm non và giáo dục đặc biệt. Với ngành Sư phạm, bạn có thể tham khảo trường ĐH Sư phạm HN, trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia HN), ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sư phạm (ĐH Huế)...
Nhóm ngành Sức khỏe như Bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ tâm lý hay các điều dưỡng, các nhân viên chăm sóc sức khỏe... là những ngành không bao giờ lo thất nghiệp hay lo bị AI thay thế. Mặc dù công nghệ Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ và làm phong phú thêm các khuyến nghị chẩn đoán và điều trị, nhưng nó không thể thay thế khía cạnh con người trong chăm sóc sức khỏe.
Nhiều trường hiện nay đang đào tạo những ngành liên quan tới Y Dược như ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Hải Phòng, ĐH Y Huế, ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (Hotline zalo tư vấn tuyển sinh 0933519898)...
Nhóm ngành nghệ thuật như Nhạc kịch, âm nhạc, hội họa, diễn xuất... được đánh giá ít bị ảnh hưởng bởi Trí tuệ nhân tạo. Bởi mỗi tác phẩm nghệ thuật đều thể hiện cá tính, biểu cảm, nét độc đáo riêng của người nghệ sĩ với cảm xúc, ánh mắt, cử chi riêng biệt, điều mà AI khó có thể tái hiện hoàn hảo.
Không những vậy, giá trị của một tác phẩm nghệ thuật thường được đánh giá thông qua ngữ cảnh văn hóa, lịch sử và cá nhân, nơi trí tuệ nhân tạo chưa thể hiểu sâu sắc và toàn diện. Do đó, AI không thể thay thế hoàn toàn vai trò và sự sáng tạo không giới hạn của con người trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo. Thay vào đó, AI chỉ có thể hỗ trợ con người trong việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật hoặc phân tích âm nhạc theo mô hình đã học.
Vai trò lãnh đạo cấp cao đòi hỏi người có tầm nhìn rộng lớn, nhanh trước bất cứ điều gì khác xảy ra và AI chưa có được điều này. Thậm chí, những yếu tố như tư duy chiến lược, khả năng ra quyết định, khả năng động viên, truyền cảm hứng và xây dựng đội nhóm là những thứ trọng tâm mà AI khó có thể đạt tới dù được cải tiến cỡ nào.
Có thể khẳng định, Trí tuệ nhân tạo sẽ không bao giờ có thể thay thế được công an, quân đội. Đây được xem là nòng cốt trong bảo vệ an ninh quốc gia, do đó, dù phát triển cỡ nào, AI cũng sẽ không bao giờ có thể đảm nhận được nhiệm vụ này.
Triết học là ngành học đòi hỏi sự phản biện sâu sắc và người học phải có khả năng hiểu biết bản chất phức tạp của thế giới cũng như đưa ra những phán đoán đạo đức và giá trị không dựa trên dữ liệu hay thuật toán. Nên trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người làm công việc này.
Tuy nhiên, AI vẫn có thể hỗ trợ nghiên cứu triết học bằng cách xử lý thông tin và phân tích dữ liệu, nhưng khả năng tạo ra những suy nghĩ triết học sâu sắc và cá nhân hoá là điều mà AI không thể làm được.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.