Trong cuộc phỏng vấn xin việc, nhiều sinh viên bỡ ngỡ trước các câu hỏi về điểm yếu của bản thân. Vậy, bí quyết nào giúp bạn trẻ gỡ khó, tạo ấn tượng khi phỏng vấn?
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Trong Ngày hội 'Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm' do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây, một sinh viên thắc mắc rằng khi nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu, ứng viên nên trả lời thế nào cho phù hợp và không hạ thấp giá trị của bản thân.
Về điều này, ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc tuyển dụng Tập đoàn Sun Group cho hay: 'Khi chúng tôi hỏi về điểm yếu, lý do không phải để hạ thấp ứng viên. Bởi thực ra con người chúng ta, ai cũng có điểm yếu và điểm mạnh, không ai hoàn hảo. Chúng tôi - nhà tuyển dụng, có thể đưa ra những câu hỏi như thế mục đích là để xem cách các bạn phản ứng, đối diện và chia sẻ về điều bản thân khó chịu. Không ai thích chia sẻ yếu điểm của mình với người khác. Vấn đề các bạn có trung thực, chân thành với chính mình hay không và có muốn khắc phục điểm yếu.
Gặp tình huống này, các bạn có thể 'gán' câu chuyện chia sẻ điểm yếu của mình sang việc nhìn nhận và có kế hoạch cải thiện để hoàn thiện bản thân trong thời gian tới. Những hướng như thế sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng', ông Thành nói.
Ông Thành lấy ví dụ, hiện tại điểm yếu của bạn trẻ là tiếng Anh, bạn có thể chia sẻ về kế hoạch sắp tới như đã đăng ký những khóa học tiếng Anh dành cho người đi làm; đồng thời nêu lên mục tiêu trong vòng 3 hay 5 tháng... để cải thiện năng lực ngoại ngữ và đáp ứng yêu cầu công việc.
Bà Phạm Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển dụng và thu hút nhân tài, Ngân hàng SHB cho hay, ngoài việc xem phản ứng của ứng viên, các câu hỏi về điểm yếu bản thân giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự trung thực.
'Các nhà tuyển dụng trong nhiều năm làm việc với kinh nghiệm được đúc kết có thể đánh giá được điều này qua phần trả lời của ứng viên. Bên cạnh đó, với mạng lưới quan hệ rộng khắp ở các lĩnh vực, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được khi bạn kể về việc mình đã làm gì, như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc đặt câu hỏi để các bạn nói ra điểm yếu là cách chúng tôi xem bạn đối diện và tìm cách khắc phục nó ra sao. Thông thường, sau câu hỏi về điểm yếu, các tuyển dụng sẽ đặt tiếp câu hỏi ứng viên đã khắc phục điểm yếu đó như thế nào? Qua đó, chúng tôi đánh giá khả năng đối diện và giải quyết tình huống, cũng như khả năng biến những điểm yếu của bản thân thành điểm mạnh...', bà Hiền nói.
Xem thêm: |
WY
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.