Nếu có phương pháp học đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể học 2 ngoại ngữ cùng lúc mà không bị lẫn lộn.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Ai cũng biết lợi thế của việc biết nhiều ngôn ngữ trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay. Trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp, việc biết nhiều hơn một ngoại ngữ vẫn luôn có ưu thế và mở ra nhiều cơ hội mới. Nhà tuyển dụng thường thích những ứng viên có khả năng ngoại ngữ phong phú, từ đó có thể thực hiện công việc theo nhiều hướng. Ngoài ra, bạn có thể du lịch và khám phá thế giới dễ dàng hơn. Vậy làm thế nào để học 2 ngoại ngữ trở lên?
Chẳng hạn khi học Tiếng Nhật và tiếng Anh, do không chung hệ ngôn ngữ nên ban đầu sẽ cảm thấy thấy khá khó để kết hợp việc học 2 ngôn ngữ chung với nhau. Một sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ cho hay: "Đối với việc phân bổ thời gian học tiếng Anh hay tiếng Nhật, mình thường không cố định các khoảng thời gian để tránh gây nhàm chán trong việc tiếp thu kiến thức, so với việc phải học trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, nếu vào tối thứ 2, mình dành thời gian tự học tiếng Nhật. Vào tối thứ 3, mình sẽ dành thời gian để tìm hiểu về lĩnh vực mà mình yêu thích bằng tiếng Anh. Vào chiều thứ 4, mình sẽ ôn tập lại những kiến thức tiếng Nhật đã học.
Như vậy, áp lực học tiếng Nhật sẽ được giảm bớt. Còn đối với tiếng Anh, do đã được tiếp cận từ lâu, nên mình sẽ không tập trung quá nhiều thời gian học mà thay vào đó mình sẽ củng cố các kỹ năng qua việc đọc sách báo, tìm hiểu lĩnh vực mình yêu thích… hay đơn giản là qua việc làm bài tập ở trường".
Các bạn có thể cố gắng tạo cho bản thân một thói quen là lúc nào trong balo cũng có một tài liệu bằng tiếng Trung hoặc tiếng Pháp như truyện, sách... để lúc nào có thời gian rảnh là có thể xem lại những kiến thức cũ. Học nhưng phải luôn trong tinh thần thoải mái, không chút gò bó, áp lực chính là cách học hiệu quả nhất.
Chẳng hạn, khi kết hợp học hai ngoại ngữ trong cùng khoảng thời gian/ngày, nếu cảm thấy khó tập trung và gần như không thể ghi nhớ được cả hai ngôn ngữ. Vì vậy, khi đã xây dựng được nền tảng vững chắc, bạn thêm các hoạt động học tập vào thói quen sinh hoạt hàng ngày như xem phim bằng một ngôn ngữ và dùng phụ đề của ngôn ngữ còn lại hoặc làm thẻ ghi nhớ nhanh trộn cả hai loại ngôn ngữ.
Hai ngôn ngữ hữu ích nhất để học cùng lúc phải rất khác nhau, chẳng hạn không cùng hệ thống chữ viết. Bạn có thể đã nghe nhiều lời khuyên nên học hai ngôn ngữ gần giống nhau để khả năng học hỏi nhanh chóng hơn, dễ liên kết hơn. Tuy nhiên, cách này vô cùng mạo hiểm vì bạn có thể bị nhầm lẫn chúng với nhau và sử dụng sai cách.
Nếu bạn đang lựa chọn, hãy thử cân nhắc những ngôn ngữ có hệ thống chữ viết, từ vựng hoặc ngữ pháp khác nhau. Thay vì học tiếng Hà Lan và tiếng Đức cùng lúc, hãy bắt đầu với tiếng Hà Lan và tiếng Tây Ban Nha. Hoặc bạn có thể lựa chọn một ngôn ngữ dễ hơn tiếng Anh và một thứ khó hơn tiếng Anh.
Bất kể công việc gì, lên kế hoạch chi tiết để thực hiện là bước rất quan trọng. Bạn nên tạo dựng kế hoạch hành động chi tiết và thực hiện theo nó. Hãy lên lịch các buổi học ngắn mỗi ngày và dành thời gian thích hợp cho từng ngôn ngữ. Các nghiên cứu chỉ ra việc học ngoại ngữ sẽ hiệu quả hơn khi bạn đều đặn dành ra 30 phút mỗi ngày, thay vì học thời lượng dài nhưng không thường xuyên.
Mỗi ngoại ngữ nên dành lượng thời gian học bằng nhau, dù có tiếng khó hơn, tiếng dễ hơn. Ví dụ, khi học tiếng Nhật cùng tiếng Tây Ban Nha, hãy thoải mái khi luyện tập kể cả ngôn ngữ khó và đừng so sánh sự tiến bộ của bạn ở hai ngôn ngữ.
Học hai ngoại ngữ không hề nhanh chóng như việc tập trung vào một ngoại ngữ nên bạn đừng lấy đó làm lo lắng, sốt ruột. Hãy duy trì việc học thường xuyên, giữ tốc độ học ổn định, dành thời gian để luyện tập và ăn mừng những tiến bộ ở hai ngôn ngữ.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.