Từ năm 2022 , kỳ thi THPT quốc gia được đổi thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cũng từ đó, xu hướng tuyển sinh của các trường ĐH cũng có sự chuyển dịch ngày càng rõ rệt.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Nhìn lại những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19. Các bài thi được ra trong chương trình tinh giản bởi ảnh hưởng của dịch, học sinh phải học online. Đề thi được đánh giá phù hợp để xét tốt nghiệp, trung bình điểm thi cao hơn so với năm 2019. Điểm chuẩn các trường ĐH năm 2020 cũng tăng đáng kể so với năm trước.
Đến năm 2021, đề thi cũng được đánh giá nhẹ nhàng do tình hình dịch bệnh. Số điểm 10 xuất hiện ở nhiều môn thi. Điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển của thí sinh cao chót vót. Điểm chuẩn ĐH tăng cao kỷ lục, được đánh giá trở thành tình trạng "lạm phát".
Năm 2022, đề thi có sự phân hóa hơn so với năm 2021. Tuy nhiên, độ khó không đồng đều giữa các môn. Môn Lịch sử được đánh giá dễ, điểm 10 tăng gấp 11 lần nên điểm xét tổ hợp có môn này cũng tăng cao. Dự đoán năm 2023 sắp tới, không còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên khả năng cao đề thi tốt nghiệp THPT sẽ khó hơn, mức độ phân hóa sẽ tăng cao.
Bên cạnh đó, do đề thi tốt nghiệp THPT dần chỉ để phục vụ xét tốt nghiệp và không còn đáp ứng nhu cầu tuyển sinh ĐH. Do đó, các kỳ thi riêng hoặc xét tuyển kèm nhiều tiêu chí phụ dần trở thành xu thế ở các trường, đặc biệt các trường TOP đầu.
Chẳng hạn, từ năm 2021, ĐHQG Hà Nội cũng quyết định tổ chức lại kỳ thi ĐGNL HSA (Highschool Student Assessment) sau 5 năm với bài thi gồm 3 phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học. Hiện tại có 43 trường sử dụng kết quả bài thi này để xét tuyển, trong đó có hàng loạt các trường ĐH Top đầu như: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng...
Ở phía Nam, năm 2022, trường ĐH Quốc gia TP.HCM cũng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực và thu hút 85.000 thí sinh dự thi đợt 1. Đây là kỳ thi có lượng thí sinh đông nhất từ trước đến nay. Nhiều trường ĐH như ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH Kiến trúc TP.HCM... cũng đều sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.
Như vậy, để có cơ hội thi đậu vào các trường ĐH, đặc biệt là các trường TOP đầu, học sinh cần đạt điểm cao trong cả hai kỳ thi, bao gồm kỳ thi TN THPT và kỳ thi riêng của các trường ĐH.
Để học giỏi và đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải nắm thật chắc kiến thức trên lớp. Đối với kỳ thi riêng của các trường ĐH, học sinh luyện nhiều đề của các năm trước, điều này giúp các em làm quen với cấu trúc đề, dạng câu hỏi và hướng tư duy giải quyết các câu hỏi thực tế hoặc liên môn, nắm bắt được nhiều phương pháp tư duy để giải quyết các dạng bài một cách hiệu quả, tối ưu hóa thời gian làm bài giúp đạt điểm số tối đa.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.