CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Giáo viên bật mí cách ôn tập và làm bài môn Toán, Lý, Hóa

Cập nhật: 16/05/2025 icon

Giáo viên đưa ra nhận định và lời khuyên ôn thi các môn Toán, Lý, Hóa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Thí sinh tham khảo để có kế hoạch ôn tập và làm bài phù hợp cho mình. 

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. 

Môn Hóa học

Cách làm là lập danh sách toàn bộ các chuyên đề Hóa học trong chương trình, như: Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, ester - lipid, amine - peptide - protein, kim loại - hợp chất của kim loại, điện phân - pin điện hóa, dãy kim loại chuyển tiếp và phức chất.

Sau đó, thí sinh tự đánh giá mức độ hiểu của bản thân ở từng chuyên đề bằng cách tự hỏi: Phần nào mình cảm thấy chưa chắc? Dạng bài nào hay làm sai nhất? Nội dung nào còn mơ hồ? Việc tự soi lại kiến thức giúp các em biết mình cần tập trung vào đâu.

Một mẹo hiệu quả là sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa toàn bộ kiến thức. Điều này giúp thí sinh nhìn được bức tranh tổng thể, tránh học vẹt hoặc học rời rạc. Sau cùng, các em nên giải lại các bài tập mẫu để kiểm tra mức độ nắm chắc kiến thức. Nếu còn phân vân hay làm sai, hãy quay lại bài giảng hoặc hỏi giáo viên để bổ sung kịp thời.

Lộ trình ôn tập tham khảo như sau:

Giai đoạn 1: Củng cố chuyên đề. Thí sinh tập trung luyện từng chuyên đề, mỗi buổi khoảng 20 - 30 câu. Sau khi làm, cần phân tích kỹ lỗi sai: Sai kiến thức, sai đọc đề hay sai tính toán? Ghi lại lỗi vào sổ tay để dễ tra cứu.

Giai đoạn 2: Tổng hợp và chiến thuật. Các em luyện đề tổng hợp như thi thật (bấm giờ, không tra cứu, làm liên tục); sau đó, chấm điểm và phân tích (phần nào làm tốt, phần nào sai nhiều). Hãy ghi chú tỷ lệ đúng - sai theo từng chuyên đề để biết mình cần bổ sung gì.

Giai đoạn 3: Thi thử và tổng ôn. Thí sinh tiếp tục luyện đề dưới điều kiện thi thật để rèn tâm lý và sức bền; tập xử lý nhanh, phân bổ thời gian hợp lý, tránh rơi vào áp lực. Các em có thể thi thử theo nhóm hoặc có người giám sát để tạo áp lực như thật. Lưu ý, đừng chỉ làm đề mà bỏ quên phần sửa sai. Hãy có cuốn “sổ lỗi sai” để tổng hợp những lỗi thường gặp, từ đó tránh lặp lại.

Nếu thấy những nội dung, phần kiến thức nào có liên hệ, vận dụng tới thực tế, thực tiễn, thí sinh cần chuẩn bị, suy luận, đặt ra các tình huống trong đời sống, thực tế sản xuất.

Khi đọc đề, các em hãy gạch chân từ khóa như: Điều kiện phản ứng, chất tham gia, yêu cầu câu hỏi… để không bỏ sót dữ kiện.

Nên ưu tiên luyện các câu hỏi tình huống như: Tại sao dùng vôi để xử lý nước nhiễm phèn? Vì sao thép bị gỉ và cách chống gỉ? Hydrogen được dùng làm nhiên liệu sạch - em phải nêu cách điều chế và lợi ích…

Các em hãy đọc kỹ từng câu, đừng chọn đáp án ngay vì có nhiều "bẫy" đánh lừa thí sinh. Những câu gần đúng nhưng sai bản chất sẽ rất dễ bị chọn nếu đọc ẩu.

Môn Toán

Thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản với việc hệ thống hóa lý thuyết. Với việc này, các em ôn lại các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, như các dạng bài toán về lượng giác, cấp số cộng và cấp số nhân, phương trình mũ và logarit, hình học không gian, đạo hàm - khảo sát hàm số, nguyên hàm - tích phân, thống kê - xác suất, phương pháp toạ độ trong không gian.

Tập trung vào các phần lý thuyết hay gặp trong đề thi như: Nguyên hàm - tích phân và ứng dụng tích phân, phương pháp toạ độ trong không gian, xác suất cổ điển và xác suất có điều kiện, khảo sát và vẽ đồ thị hàm số.

Về phương pháp, việc tổ chức ôn tập nhóm và thảo luận có thể đem lại hiệu quả tốt.

Cụ thể, các em thảo luận các bài toán khó với bạn bè, giáo viên hoặc thầy cô để hiểu sâu hơn về các phương pháp giải và cách tư duy. Khi giải thích bài cho bạn bè, học sinh sẽ củng cố lại kiến thức và phát hiện ra những lỗ hổng trong kiến thức của bản thân.

Chia nhỏ thời gian ôn tập: Ôn đều các môn, tránh chỉ tập trung vào một môn mà bỏ qua các môn khác. Bên cạnh ôn tập kiến thức, học sinh cần luyện đề thường xuyên bằng việc giải đề thi mẫu và phân tích đề thi.

Cụ thể, các em luyện tập với đề thi khảo sát của các Sở GD&ĐT, bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT để làm quen với dạng câu hỏi và cấu trúc đề thi. Sau khi làm xong, phân tích kỹ các câu sai để tìm hiểu nguyên nhân và tránh mắc phải những lỗi tương tự.

Tập trung vào các kỹ năng làm bài như kỹ năng đọc đề, kỹ năng làm bài nhanh. Với đọc đề, thí sinh đọc kỹ đề bài, gạch chân những từ khóa để tránh sai sót, nhất là những câu hỏi đòi hỏi tính toán chính xác và khả năng phân tích bài toán. Luyện cách giải bài nhanh chóng, sử dụng máy tính cầm tay hiệu quả, rèn luyện khả năng giải quyết các câu hỏi dễ trước để tiết kiệm thời gian.

Thí sinh lưu ý, câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ nhận biết và thông hiểu, vì vậy cần luyện kỹ các dạng câu hỏi này, đặc biệt những câu hỏi lý thuyết, vận dụng công thức.

Dạng đúng/sai là phần dễ mất điểm có trong đề thi. Việc luyện giải các câu hỏi dạng này giúp học sinh phát hiện ra những kiến thức sai lệch và sửa chữa kịp thời.

Quá trình luyện đề, các em lưu ý phân bổ thời gian hợp lý, luyện giải bài theo thời gian thi thực tế. Cụ thể, cần làm quen với việc giải bài dưới áp lực thời gian để đảm bảo khi thi thực tế sẽ không bị thiếu thời gian cho các câu khó.

Môn Vật lý

Việc ôn thi cần có chiến lược cụ thể, khoa học và bám sát cấu trúc đề thi. Dưới đây là một kế hoạch ôn tập 3 giai đoạn mà học sinh có thể áp dụng:

Giai đoạn 1: Củng cố lý thuyết nền tảng (tháng 3 đến đầu tháng 4). Giai đoạn này, thí sinh học theo chuyên đề: chia nhỏ nội dung từng phần, làm sơ đồ tư duy, bảng công thức tổng hợp. Ưu tiên học kỹ lý thuyết Vật lí, ghi nhớ các công thức tính toán trong mỗi chủ đề, mỗi chương. Làm các bài tập mẫu để vận dụng ngay kiến thức vừa học.

Giai đoạn 2: Luyện đề chuyên sâu (tháng 4 đến giữa tháng 5). Các em làm đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, đề thi các năm trước, đề thi thử của các trường, các tỉnh; rèn luyện kỹ năng phân bổ thời gian, phân loại câu hỏi dễ – trung bình – khó; ghi chú lại những câu sai, kiến thức hổng để ôn lại.

Giai đoạn 3: Ôn tập tăng tốc và giữ vững phong độ (giữa tháng 5 đến trước thi). Giai đoạn này, thí sinh tập trung giải đề tổng hợp 1 buổi/ngày, mô phỏng đúng điều kiện thi thật. Ôn lại sơ đồ tư duy, tổng hợp lỗi sai, nắm chắc mẹo sử dụng máy tính để xử lý nhanh. Duy trì chế độ học - nghỉ hợp lý, giữ sức khỏe tốt.

Với câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, thí sinh đọc kỹ yêu cầu của đề bài, xác định câu hỏi thuộc đơn vị kiến thức nào. Sau đó, các em sử dụng tư duy loại trừ: loại phương án sai trước, khoanh phương án đúng sau. Hãy nhớ, cần hiểu bản chất vật lí chứ không học mẹo hay “ghi nhớ máy móc”; không để bị đánh lừa bởi từ khóa tuyệt đối như: “luôn luôn”, “duy nhất”, “chỉ khi” - dễ là đáp án sai.

Với câu trắc nghiệm đúng/sai, thí sinh hãy phân tích từng mệnh đề một cách độc lập. Gạch chân từ khóa, phân tích bằng kiến thức đã học hoặc hiện tượng thí nghiệm. Sử dụng lý thuyết hoặc ví dụ phản chứng để xác định tính đúng/sai. Viết nháp hoặc gạch chân từ khóa chính: Hiện tượng vật lí, điều kiện, hệ thức, đơn vị.

Với câu trả lời ngắn: Hãy tính toán chính xác, bước giải khoa học; ghi đúng đơn vị, làm tròn kết quả theo yêu cầu đề bài; ôn kỹ công thức cơ bản và cách biến đổi đại số.

Xem thêm: 

WY

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn giảm học phí năm 2025 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2025 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Loạt trường ĐH bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ tháng 5 19:46 15/05/2025 Nhiều trường Đại học thu thập dữ liệu sớm như bảng điểm, chứng chỉ quốc tế... từ tháng 5, nhằm... Tổng hợp điểm chuẩn nhóm ngành Y Dược của các trường ĐH những năm gần đây 19:08 13/05/2025 Tuyển sinh số đã thống kê điểm chuẩn 3 năm gần nhất theo điểm thi tốt nghiệp THPT của các ngành... Học phí nhóm ngành Công nghệ Thông tin tại các trường ĐH trên cả nước 2025 19:20 12/05/2025 Nhiều trường ĐH có ngành Công nghệ thông tin đã công bố mức học phí cho năm 2025. Mời các quý phụ... Các trường Đại học cộng điểm IELTS 2025 00:15 28/02/2025 Có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên, thí sinh đã được cộng điểm vào xét tuyển tại nhiều trường ĐH... Cần bao nhiêu điểm để đỗ tốt nghiệp THPT 2025? 23:28 05/05/2025 Cần bao nhiêu điểm để đỗ tốt nghiệp cấp 3 hay mỗi môn đạt bao nhiêu điểm đỗ tốt nghiệp THPT 2025...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật