Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 của nhiều trường môn Toán - Vật lý - Hóa học (có đáp án) để ôn luyện dưới đây.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Toán Lý Hóa
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Toán Lý Hóa. XEM VÀ TẢI TẠI ĐÂY
Ma trận đề thi THPT quốc gia 2025 môn Toán
Đề tham khảo môn Toán được xây dựng theo cấu trúc, định dạng mà Bộ đã công bố từ trước. Đề gồm 34 câu, chia làm ba phần. Kiến thức chủ yếu nằm ở lớp 12, còn phần lớp 10 và 11 chỉ ở mức cơ bản. Điểm mới của đề minh họa là không có câu hỏi chứa tham số, không có hàm hợp và có thêm phần thống kê. Điều chỉnh này phù hợp với hình thức câu hỏi, giảm độ phức tạp để học sinh dễ dàng nắm bắt và xử lý các dạng bài tập hơn.
Học sinh sẽ khó lấy điểm ở phần bài tập yêu cầu trả lời ngắn, bởi không thể chọn bừa và trông chờ may mắn. Các em phải thực sự hiểu đề bài và biết cách làm mới giành điểm. Một trong những mục tiêu của chương trình mới là tăng tính thực tiễn và đề minh họa đáp ứng được khi có các câu hỏi xác suất liên quan đến hoạt động tiếp thị, thiên văn và hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Ma trận đề thi THPT quốc gia 2025 môn Vật lý
Đề minh họa môn vật lý lần này có trên 90% kiến thức lớp 12 nhưng một số câu vẫn sử dụng các kỹ năng được học ở lớp 10, 11 như xử lý số liệu, quy trình tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lý. Một số câu cần vận dụng kiến thức ngoài yêu cầu cần đạt (ví dụ Lực lorentz) thì đề có cung cấp và giải thích công thức để học sinh có thể tư duy về vận dụng.
Hình thức câu hỏi trong đề minh họa đa dạng và đổi mới, các câu mức độ hiểu thì những học sinh vững kiến thức có thể suy luận tìm được câu trả lời mà không cần thuộc lòng.
Ma trận đề thi THPT quốc gia 2025 môn Hóa học
Về phạm vi, đề có 2 câu thuộc chương trình lớp 10, 2 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11; còn lại là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12. Phần lớn các câu hỏi được phát triển từ các nội dung đã được đề cập trong SGK; một số câu có liên quan đến phần chuyên đề.
Về độ khó: tỷ lệ câu hỏi nhận biết – thông hiểu chiếm khoảng 75 – 80%, tỷ lệ câu hỏi vận dụng chiếm khoảng 20 – 25%.
Đề không quá khó, nhưng khá dài; nội dung câu hỏi thiên về lý thuyết và bản chất hoá học, ít câu hỏi tính toán; chứa nhiều câu liên quan đến ứng dụng thực tiễn.
Xem thêm: |
WY