Về xu hướng việc làm trong thời gian tới, chuyên gia nhận định sẽ đi theo 4 hướng chính.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. |
Tại Ngày hội "Hướng nghiệp, tuyển sinh" lần 12 được tổ chức tại TPHCM, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM chia sẻ về xu hướng nghề nghiệp mới.
Ông Tuấn nói: "Thế hệ trẻ bây giờ cứ cho rằng có lương cao, việc nhẹ nhàng là thành công. Thật ra cái thành công đó chỉ là nhất thời. Nếu các em không đảm bảo được uy tín xã hội, kỷ cương trong mọi lĩnh vực thì sẽ không thành công về lâu dài. Chưa kể, các em sẽ làm việc với các cỗ máy, công cụ... nếu thờ ơ, tự do, không có kỷ luật thì chắc chắn sẽ thất bại".
Về tổng thể thị trường, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM nhận xét Việt Nam, trong đó có TPHCM, đang trong giai đoạn khắc phục những khó khăn về kinh tế những năm trước, tạo đà khởi sắc năm 2024 và mở rộng từ 2025 cũng như các năm tiếp theo ở mức độ ổn định hơn.
Đối với thị trường lao động, nền tảng lao động truyền thống của thị trường vẫn còn, nhưng sẽ có nhiều thay đổi. Dễ thấy nhất là sự tác động của công nghệ số, chuyển đổi số. Việt Nam đang lấy chuyển đổi số làm mục tiêu thực hiện đến năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trí tuệ nhân tạo đang tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có thị trường lao động. Nó làm thay đổi lực lượng, cơ cấu lao động các ngành nghề và bắt buộc nguồn lực phải phù hợp với công cuộc chuyển đổi số. Điều này dẫn đến học sinh phải chọn ngành, chọn nghề phù hợp để trở thành nguồn nhân lực phù hợp.
Về xu hướng việc làm trong thời gian tới, ông Anh Tuấn nhận định sẽ đi theo 4 hướng chính, bao gồm: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm; Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; Xu hướng lao động "khởi nghiệp, tự tạo việc làm" phát triển hơn.
Trong đó, thị trường việc làm, đặc biệt tại các khu đô thị tại TPHCM sẽ gia tăng nền tảng công nghệ, gắn với công nghệ, có 68% việc làm đã được đo lường là gắn với mảng này. Một số lĩnh vực ngành nghề truyền thống sẽ bị giảm tải và mất đi, trong khi đó, nhiều việc làm tương tác với công nghệ sẽ mở ra.
Tương ứng với điều này, nhiều người sẽ phải rời khỏi thị trường lao động và chỗ trống việc làm sẽ rất nhiều. Điều quan trọng là học sinh cần có lựa chọn ngành học phù hợp để có đủ năng lực bước vào hay không.
"Các em phải đảm bảo năng lực nhất định ở từng vị trí việc làm, đảm bảo kỹ năng, thái độ, ngoại ngữ... Từ đó, các em có thể dịch chuyển lao động sang các nước khác vì là công dân toàn cầu; cũng có thể làm việc trực tiếp trên hệ thống điện tử...", ông Tuấn chia sẻ.
Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng là một lựa chọn có thể ngắm tới. Tuy nhiên, vị chuyên gia nhấn mạnh đừng nghĩ xuất khẩu lao động là không cần học. Nếu xuất khẩu lao động tầm thấp, không yêu cầu trình độ cao, các em vẫn có việc làm và thu nhập, nhưng khi trở về vẫn chỉ ở tầm thấp, không phù hợp với xu hướng, nhu cầu phát triển của xã hội.
Để tự xác định và tìm được một ngành, nghề phù hợp với mong muốn của bản thân cũng như yêu cầu phát triển của xã hội là một điều không hề đơn giản, thậm chí là rất khó khăn với các em học sinh bậc THCS, THPT. Ông khuyên học sinh tham gia các chương trình thiết thực như làm bài trắc nghiệm về xu hướng nghề của bản thân; giao lưu, trao đổi trực tiếp với chuyên gia; tìm hiểu và tư vấn hướng nghiệp trực tiếp tại các gian hàng...
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.