CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Bốn nấc thang đến 9.0 IELTS Listening

Cập nhật: 16/12/2022 icon

Từ chỗ không thể hiểu khi nghe người nước ngoài nói tiếng Anh, nhờ công thức nghe dạng nấc thang, Phạm Xuân Phi đạt điểm tuyệt đối 9.0 IELTS Listening.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. 

Phạm Xuân Phi, sinh năm 1987, là cựu sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật trường Đại học Thủy lợi. Phi lấy bằng thạc sĩ ngành Quản lý Kinh doanh tại Đại học Southampton, Anh hồi tháng 9/2012 và hiện là giám đốc một công ty kinh doanh về giáo dục.

Thời phổ thông, Xuân Phi học khối A, chỉ chú tâm đến các môn tự nhiên nên gần như mất gốc tiếng Anh hoàn toàn. Khi sắp tốt nghiệp đại học và có mong muốn tìm học bổng du học, anh mới nhận ra mình không đạt điều kiện tiếng Anh để nộp hồ sơ xin học bổng.

Bắt đầu hành trình luyện IELTS, kỹ năng Nghe (Listening) là ác mộng với Phi khi không thể hiểu người nước ngoài nói. Sau ôn luyện, Xuân Phi đạt 6.5 điểm ở kỹ năng này.

Tháng 7/2020, Phi thi và đạt 8.0 IELTS sau bốn tháng chủ động ôn luyện, trong đó kỹ năng Listening đạt điểm tuyệt đối 9.0. Anh cho biết đây là thành quả một quá trình ôn luyện theo phương pháp học "nấc thang" với 4 giai đoạn.

Nấc thang 1: Nghe chữ (chữ cái, chữ số)

Nghe chữ và số là phần cơ bản nhất Phi luyện tập khi bắt đầu học tiếng Anh. Theo anh, người học trước tiên nên luyện nghe đánh vần từng chữ cái và chữ số cho thật thành thạo với các bài nghe đánh vần tên người, địa danh hay số điện thoại, sau đó mới nghe dần lên mức khó hơn. Đây cũng là một phần trong bài nghe IELTS section 1.

"Cứ luyện tập thật nhiều rồi các bạn sẽ quen và bắt được âm trong tiếng Anh, từ đó luyện cho mình phản xạ nhanh với chữ cái và chữ số", Xuân Phi chia sẻ.

Nấc thang 2: Nghe từ (chọn từ, điền từ)

Sau khi đã nghe thành thạo "chữ", cấp độ cao hơn là nghe từ. Có hai dạng bài nghe từ phổ biến là chọn từ và điền từ. Trước tiên, người học tập nghe để làm bài tập chọn từ đúng còn thiếu trong các đáp án gợi ý. Cách nghe này giúp bạn nhận diện cách đọc chuẩn các từ khác nhau, từ đó phân biệt các từ phát âm gần tương tự như nhau.

Sau đó nghe điền từ. Dạng bài tập này khó hơn chọn từ vì người nghe sẽ không có gợi ý nào về từ cần điền. Do đó, nếu luyện thành thạo, trình độ nghe sẽ lên một mức mới.

Nấc thang 3: Nghe câu

Để nâng trình độ nghe lên tiếp một bậc, người học cần tiếp tục tập luyện cách nghe trọn vẹn từng câu, kiên nhẫn nghe lần lượt từ câu đơn giản cho đến các câu dài, phức tạp.

"Trong câu có thể xuất hiện hiện tượng nuốt từ hay nối âm khá khó nghe. Các bạn nhớ ghi chú lại càng nhiều càng tốt vì nó sẽ giúp các bạn vừa nâng cao trình độ nghe vừa luyện khả năng viết nhanh, rất hữu ích cho việc học tiếng Anh sau này", anh Phi nói.

Tiếp đó, theo Phi cần luyện tập thật chăm chỉ cho đến khi viết lại được một câu hoàn chỉnh có nghĩa.

Nấc thang 4: Nghe đoạn

Ở giai đoạn này, người học cần cố gắng nghe một lượt đoạn cần nghe, cố gắng nghe được càng nhiều từ càng tốt, phát hiện từ khóa bằng cách chú ý những chỗ người nói nhấn giọng, từ đó hiểu được nội dung chính của cả đoạn. Một lưu ý nữa khi nghe đoạn là hãy tập tóm tắt nội dung để tăng khả năng nghe hiểu.

Phi cho biết một số nguồn để luyện tập nghe các đoạn ngắn là Esl lab, Spotlight English, Ellen monolouge.

Cùng với 4 nấc thang trên, Xuân Phi cũng tăng độ khó về tốc độ nghe. Một tuần, anh thường làm một bài luyện nghe theo tốc độ thông thường, còn lại đều tăng tốc độ âm thanh lên 1,25 hoặc 1,5 lần; không gạch chân từ khoá mà làm bài luôn; không đọc trước đáp án bài "Multiple choice" (chọn đáp án đúng) mà nghe xong hết rồi dựa vào trí nhớ để điền từ. Thậm chí, Xuân Phi còn thử vừa nghe IELTS, vừa bật nhạc khác để luyện sự tập trung.

"Nếu không làm khó hẳn lên thì không thể đạt đến điểm hoàn hảo được", Phi nói.

Đến gần ngày thi, Xuân Phi vẫn luyện nghe, chép chính tả, cụ thể là nghe chép phim trên Netflix. Anh nhận định, lời thoại trong phim thường nhanh, khó nghe, khó hiểu hơn trong IELTS Listening. Do vậy, thí sinh luyện với những nguồn này khi quay lại với IELTS sẽ thấy tự tin hơn.

Theo Xuân Phi, thí sinh cũng nên ôn luyện một cách có trọng tâm, phải tìm ra điểm yếu của mình là gì để tập trung vào đó. Phi thường gặp khó từ câu 35-36 trong bài thi Nghe với nhiều lỗi điền từ "có s" hoặc "không s". Anh ôn tập bằng cách luôn đánh dấu rõ các ô trống cần điền danh từ, ghi một chữ "S" viết hoa vào đó để chú ý nghe, và để ý từ ở các cụm song song nhằm có thêm cơ sở để suy đoán số ít, số nhiều. Sau đó, Xuân Phi dành hai tuần liền chỉ luyện điền từ, tua đi tua lại từng câu sai để khắc phục triệt để hạn chế của mình.

"Cứ dần dần luyện từng bước, đừng nóng vội, thành công chắc chắn sẽ tới", Xuân Phi chia sẻ.

Xem thêm: 

Theo Vnexpress

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... 5 bí quyết vàng giúp đạt điểm cao môn Triết học 17:10 07/10/2023 Đa số sinh viên lại đánh giá Triết là môn khó nhất và dưới đây là 5 bí quyết đạt điểm cao môn... Những chứng chỉ sinh viên nên có trước khi ra trường 00:37 17/09/2024 Việc tự trau dồi cho bản thân là điều tất yếu đối với sinh viên Đại học. Đặc biệt, trong thời... Nhiều đại học ế hàng trăm chỉ tiêu tuyển bổ sung 00:41 14/09/2024 Nhiều trường nói tuyển bổ sung rất èo uột, khi đưa ra 200-500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký... Danh sách các tổ hợp thi Đại học từ năm 2025 00:02 13/09/2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. So... Chân dung cô gái đỗ đầu kỳ thi bác sĩ nội trú Y Hà Nội 2024 00:33 11/09/2024 Minh Anh, thủ khoa kỳ thi bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội, là chủ nhân tấm huy chương vàng...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật