CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

7 sai lầm khi ôn thi Đại học mà 2k7 dễ mắc phải

Cập nhật: 14/12/2024 icon

Ôn thi ĐH sai cách có thể khiến bạn mệt mỏi và không đạt hiệu quả cao. Vì thế học sinh cần tránh những vấn đề sau để tránh lãng phí thời gian, công sức.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh và tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia. 

Nước đến chân mới nhảy

Một trong những sai lầm khi ôn thi ĐH mà nhiều bạn trẻ mắc phải nhất hiện nay chính là việc ôn thi khi quá muộn, đợi chờ nước đến chân mới nhảy. Nhiều học sinh có tâm lý: thời gian còn nhiều, cứ từ từ mà ôn, ôn sớm dễ quên... Và cuối cùng là hệ quả, lượng kiến thức học cần nhiều, dễ bị quá tải và ôn thi không hiệu quả. Bởi vậy, thay vì đợi đến đêm trước ngày thi mới học, 2k7 hãy chia nhỏ kiến thức học hàng ngày để dễ xử lý hơn. Ví dụ, hãy dành ít nhất 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày để đọc tài liệu và luyện giải đề. Bằng cách này, bạn vừa học hiệu quả, vừa có thời gian nghỉ ngơi.

Không có kế hoạch ôn thi cụ thể

Bất kể công việc gì cũng cần có kế hoạch cụ thể, cả việc học tập cũng vậy. Ấy vậy mà, nhiều học sinh cuối cấp dễ mắc phải sai lầm ôn thi không có kế hoạch. Việc lập kế hoạch khi ôn tập giúp bạn tập trung và tránh lãng phí thời gian. Vì thế, trước tiên, 2k7 cần liệt kê nhưng hoạt động cụ thể bạn định thực hiện, phân bổ thời gian cho chúng một cách hợp lý. Chẳng hạn, học 10-12 giờ mỗi tuần thì cần vạch ra những nội dung cần học trong buổi, trong tuần là gì. Khi biết bản thân đang hướng đến mục tiêu gì, việc học sẽ hiệu quả hơn.

 

Quá phụ thuộc vào giáo viên

Bạn nên xác định học cho chính bản thân mình và không nên phó mặc cho người khác. Không nên chỉ trông chờ vào giáo viên mà phải tự thân nỗ lực, tìm tòi. Bài nào không hiểu hỏi thẳng giáo viên hoặc bạn bè xung quanh. Bạn cần nhớ rằng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng, kết quả tốt hay xấu đều nằm trong tay bạn. Ngoài việc học kiến thức trong đề cương, học sinh cần mở rộng các vấn đề liên quan và tập giải đề thường xuyên.

Học cùng người dễ mất tập trung

Học nhóm khá hữu ích nhưng lại dễ trở thành sai lầm khi bạn chọn sai người học cùng và từ đó dẫn tới hậu quả khôn lường. Học cùng người không tập trung, học sinh cũng dễ dàng bị sa vào các cuộc nói chuyện phiếm và chểnh mảng với mục tiêu chính là học và học. Một nhóm học tập chỉ nên giới hạn khoảng 4 người, không nên quá đông. Khi học, cả nhóm cần đặt ra quy định và mục tiêu rõ ràng để quá trình diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

Học vẹt, không hiểu bài

Học vẹt không hiểu bản chất vấn đề thì sẽ rất nhanh quên, sẽ không giúp ích gì cho bạn cả. Một số học sinh cho rằng ghi chép cũng là cách để học và ghi nhớ kiến thức. Tuy nhiên, nếu chỉ ghi chép mà không hiểu những điều đang ghi, bạn sẽ không thể nhớ được những nội dung đó, thậm chí ghi xong có thể quên ngay lập tức. Nếu chỉ ghi nhớ các định nghĩa mà không hiểu rõ bản chất, học sinh sẽ không thể áp dụng vào bài tập thực tế. 

Học tủ, học lệch 

Đây là một tình trạng dễ gặp thấy trong quá trình ôn thi đại học của các thí sinh. Đứng trước một lượng kiến thức đồ sộ để thi, nhiều thí sinh sẽ thấy nản và bắt đầu "chọn lọc" ra những bài có thể ra đề nhất. Chẳng có một căn cứ chính xác nào, tuy nhiên các bạn vẫn có niềm tin mãnh liệt vào "tủ" mà mình chọn. Từ đó sẽ dẫn đến bi kịch tái diễn qua hằng năm: Học một đường - Thi một nẻo.

Để giải quyết cho lỗi sai này thì không gì khác ngoài ôn tập thật đủ kiến thức, không học tủ, không bỏ sót. Các sĩ tử nên rõ ràng quan điểm riêng của bản thân từ đầu rằng: Đề thi đại học có thể rơi vào bất kỳ bài nào thuộc phạm vi những bài đã được học ở lớp 12, để có thể học bài và ôn bài nghiêm túc ngay từ khi bắt đầu thời gian ôn thi tại trường cho kết quả thi toàn diện nhất.

Chỉ học mà không thực hành

Nếu học sinh lớp 12 chỉ đọc lý thuyết mà không kết hợp làm bài tập thì sẽ không bao giờ hiểu được bản chất vấn đề. Bởi vậy, bạn cần kết hợp với việc thực hành để hệ thống lại kiến thức đã học và tự đánh giá năng lực của bản thân. Vào khoảng một tuần trước kỳ thi, bạn không nên học kiến thức mới mà nên dành thời gian để luyện đề và tự chấm điểm, đồng thời ghi lại những phần chưa nắm rõ.

Xem thêm: 

WY

Tin tức liên quan

[THÔNG BÁO] trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn miễn 100% học phí năm 2024 09:49 14/07/2023 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn công bố thông tin học phí, mã trường, điều kiện xét tuyển... [CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch] Chắc suất Cử nhân Y Dược chỉ cần tốt nghiệp THPT 2024 16:14 08/06/2024 Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đang là địa chỉ đào tạo nhóm ngành Y Dược tại khu vực Tp.... Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 19:10 14/01/2025 ĐH Quốc gia HN đã công bố đề cương ôn thi Đánh giá năng lực 2025, các bạn theo dõi bài viết dưới... Ma trận đề thi tham khảo đề thi THPT Quốc gia 2025 tất cả các môn 23:44 21/10/2024 Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo tốt nghiệp THTP 2025 tất cả các môn. Dưới đây là ma trận đề... Cách làm bài thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HN 2025 tốt nhất 18:49 10/01/2025 Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia HN là kỳ thi lớn, được nhiều trường lựa chọn làm phương... Kinh nghiệm thi IELTS trên máy tính hữu ích của người đi trước 00:06 09/01/2025 Theo thông cáo báo chí của British Council và IDP, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn... Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 tất cả các môn từ Bộ GD&ĐT 01:21 19/10/2024 Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật