CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

Cập nhật: 13/04/2024

A. GIỚI THIỆU

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024

I. Thông tin chung 

1. Thời gian tuyển sinh

  • Thời gian trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi ngành/chuyên ngành tại Trường từ ngày 20/05/2024 đến hết ngày 07/06/2024;
  • Thi tuyển tại trường từ ngày 30/06/2024 đến ngày 08/07/2024 (dự kiến).

2. Đối tượng tuyển sinh

2.1. Thí sinh dự thi theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo

  • Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
  • Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 “Đối tượng dự tuyển” của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành đào tạo giáo viên mầm non.

2.2. Thí sinh dự thi một số ngành đặc thù

Ngoài các điều kiện dự thi theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh dự thi các ngành/chuyên ngành nghệ thuật đặc thù của Trường còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Diễn viên kịch – điện ảnh, Diễn viên cải lương, Diễn viên chèo, Diễn viên tuồng, Diễn viên Rối:
    • Có độ tuổi từ 17 đến 22;
    • Chiều cao tối thiểu với nam là 1m65, nữ là 1m55;
    • Cơ thể cân đối, không có khuyết tật;
    • Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp (Đối với diễn viên chèo, cải lương, rối, tuồng cần có giọng hát tốt và chuẩn).

Lưu ý: Khi dự thi, thí sinh nữ không mặc áo dài, váy và không trang điểm.

  • Biên đạo múa, Huấn luyện múa:
    • Thí sinh phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng múa;
    • Thí sinh thi vào chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng không nhất thiết phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng múa, nhưng phải tốt nghiệp Trung học phổ thông và phải có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể chuẩn, phù hợp với ngành múa.
  • Quay phim điện ảnh, Quay phim truyền hình, Nhiếp ảnh nghệ thuật, Nhiếp ảnh báo chí, Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện: Thí sinh phải biết sử dụng và có máy ảnh kỹ thuật số, thẻ nhớ để thực hiện bài thi.
  • Thiết kế mỹ thuật Sân khấu, Điện ảnh, Hoạt hình; Thiết kế trang phục nghệ thuật; Thiết kế đồ họa kỹ xảo; Nghệ thuật hóa trang: Khi đăng ký dự thi, thí sinh phải nộp 01 bài hình họa (bài vẽ tượng – bằng chì trên giấy 40cm x 60cm) để xét vòng sơ tuyển.
  • Nghệ thuật hóa trang: Khi đăng ký dự thi thí sinh nộp 2 ảnh chân dung màu để xét tuyển: 1 - ảnh mộc (ảnh của người mẫu khi chưa được trang điểm), 2 - ảnh người mẫu khi đã được trang điểm đẹp; kích thước 18x24cm.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức tuyển sinh

  • Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
  • Theo Đề án riêng của Trường: kết hợp giữa thi tuyển các môn năng khiếu với xét tuyển điểm tổng kết lớp 12 trong học bạ THPT (môn Ngữ văn hoặc Toán học - điểm trung bình từ 5.0 trở lên).

 

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

  • Theo yêu cầu cụ thể của từng ngành/chuyên ngành đào tạo.

 4.3. Chính sách ưu tiên và xét tuyển thẳng

  • Đối với các thí sinh được ưu tiên theo đối tượng hay khu vực, mức chênh lệch điểm thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  • Do trường đào tạo năng khiếu, thí sinh bắt buộc phải dự thi năng khiếu, đủ điều kiện mới được vào học. Vì vậy, các thí sinh thuộc chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ được miễn thi vòng sơ tuyển, vòng chung tuyển thí sinh bắt buộc phải dự thi.
  • Đối với những thí sinh trúng tuyển vào các ngành Biên đạo múa (kể cả Biên đạo múa đại chúng), Huấn luyện múa, Diễn viên sân khấu kịch hát được giảm 70% học phí.

5. Học phí

  • Thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

II. Các ngành tuyển sinh

STT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu

1

Biên kịch điện ảnh, truyền hình

7210233

S00 35

2

Đạo diễn điện ảnh, truyền hình

7210235

S00 45

3

Quay phim

7210236

S00 35

4

Nhiếp ảnh

7210301

S00 60

5

Đạo diễn sân khấu

7210227

S00 30

6

Diễn viên sân khấu kịch hát

7210226

S00 40

7

Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh

7210406

S00 85

8

Biên đạo múa

7210243

S00 35
9 Huấn luyện múa

7210244

S00 10
10 Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

7210234

S00 50

11

Công nghệ điện ảnh, truyền hình

7210302

S01 35

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

C. ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

Điểm chuẩn vào các ngành học của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội các năm trước như sau:

Chuyên ngành

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2023

Điểm chuyên môn

Tổng điểm

Điểm chuyên môn

Tổng điểm

Đạo diễn điện ảnh

17

16,75

11

17,60

11,00

16,00

Đạo diễn truyền hình

13.5

15,75

9,50

15,50

10,00

15,00

Quay phim điện ảnh

15.5

14

13

18,50

11,00

16,00

Quay phim truyền hình

14.5

14

12

17,30

 

 

Biên kịch điện ảnh

16.5

16,25

12

18,60

11,00

16,00

Biên kịch truyền hình

15

 

 

 

 

 

Lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình

19

 

 

 

 

 

Nhiếp ảnh nghệ thuật

17

17,50

11

16,50

11,50

16,50

Nhiếp ảnh báo chí

16

15

10,50

16,60

11,50

16,50

Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện

 

15,50

10

15,70

11,50

16,50

Đạo diễn âm thanh ánh sáng sân khấu

14

13,25

12

17,50

10,00

15,00

Đạo diễn sự kiện lễ hội

10.5

 

12,50

18

12,00

17,00

Biên kịch sân khấu

           

Công nghệ dựng phim

10.5

13

10

15

9,00

14,00

Âm thanh điện ảnh truyền hình

  14,40     10,00 15,00

Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

14

14,50

13,50

18,90

12,00

17,00

Lý luận và phê bình sân khấu

           

Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình

15.5

 

 

 

 

 

Thiết kế trang phục nghệ thuật

14

16

12,50

18,90

13,00

18,00

Thiết kế đồ họa kỹ xảo

15.5

17,25

14

19,50

13,50

18,50

Biên đạo múa

19

17,50

14

19

12,00

17,00

Biên đạo múa đại chúng

13.5

16,50

11,50

17,60

12,00

17,00

Huấn luyện múa

19.5

17,50

14

20,20

12,50

17,50

Diễn viên chèo

16

15,75

10

16,10

12,00

17,00

Diễn viên cải lương

13.5

15,25

12,50

18,80

 

 

Diễn viên rối

17.5

 

 

 

 

 

Biên tập truyền hình

 

14,50

12

18,70

11,00

16,00

Thiết kế mỹ thuật sân khấu

 

21

 

 

 

 

Thiết kế mỹ thuật điện ảnh

 

17,25

12

19

13,50

18,50

Thiết kế mỹ thuật hoạt hình

 

19

14

20,90

13,00

18,00

Nghệ thuật hóa trang

 

15

13,50

18,60

14,50

19,50

Nhạc công KHDT

 

14

 

 

12,00

17,00

D. MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh

 

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật