CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Ngành Công nghệ vật liệu dệt, may

Cập nhật: 29/07/2019 icon

Ngành Công nghệ vật liệu dệt may hiện nay là một trong những ngành trọng điểm trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất về ngành học này.

1. Tìm hiểu ngành Công nghệ vật liệu dệt may

  • Ngành Công nghệ vật liệu dệt may (Tiếng Anh là Textile Engineering) là ngành kỹ thuật tạo sợi vải phục vụ cho may mặc, công nghiệp và các lĩnh vực khác liên quan.
  • Sinh viên theo học ngành Công nghệ vật liệu dệt may sẽ có những kiến thức:
    • Có kiến thức chuyên sâu về vật liệu dệt, kỹ thuật tạo sợi, in nhuộm hoàn tất.
    • Có kỹ năng quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt.
    • Có kiến thức về quản lý sản xuất hiện đại.
    • Xử lý được những vấn đề về sinh thái, môi trường và các kỹ thuật vật liệu hiệu năng cao.
    • Có kỹ năng sử dụng một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến công nghệ sợi dệt để phục vụ các hoạt động sản xuất.
    • Ứng dụng tin học vào trong thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.
    • Có kỹ năng kiểm tra và đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trên dây chuyền kéo sợi.
Những điều cần biết về ngành Công nghệ vật liệu dệt may

2. Các khối thi vào ngành Công nghệ vật liệu dệt may 

- Mã ngành: 7540203

- Ngành Công nghệ vật liệu dệt may xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • C01 (Toán, Văn, Lý)

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Đang cập nhật.

4. Các trường đào tạo ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Đang cập nhật.

5. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Lĩnh vực ngành Công nghệ vật liệu dệt may hiện nay có khá nhiều nhà máy được đặt tại các địa phương, các công ty, tập đoàn may mặc xuất hiện nhiều trong các khu công việc. Học ngành này, bạn có nhiều cơ hội được làm việc tại nhiều vị trí khác nhau:

  • Làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu, phòng phát triển mẫu.
  • Đảm nhận công việc chỉ đạo về kỹ thuật và các công tác chuẩn bị sản xuất.
  • Quản lý và điểu hành sản xuất kinh doanh.
  • Lập kế hoạch sản xuất, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm.
  • Nhân viên định mức giá sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành may và quản lý đơn hàng.
  • Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành may.
  • Kỹ sư công nghệ thiết bị tại các dây chuyển sản xuất sợi dệt nhuộm.
  • Kỹ sư, giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mai về ngành dệt.
  • Quản đốc xưởng sản xuất.
  • Chuyên viên tại các viện nghiên cứu.
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng.
  • Các phòng kiểm định chất lượng của quốc tế và Việt Nam.
  • Đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam.

Hiện tại các công ty tập đoàn đều sản xuất theo những dây chuyền mới cũng như công nghệ hiện đại, cập nhật theo thời gian nên trong quá trình làm việc sẽ được thường xuyên đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề. Chính vì vậy cơ hội thăng tiến trong lĩnh vực này đều luôn dành cho những người có năng lực.

Học ngành Công nghệ vật liệu dệt may ra trường làm gì?

6. Mức lương ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Mức lương làm việc trong lĩnh vực ngành Công nghệ vật liệu dệt may căn cứ vào trình độ cũng như kinh nghiệm của người lao động:

  • Sinh viên mới ra trường, mức lương tại vị trí học việc và thử việc sẽ dao động khoảng từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản và trung bình đối với các ngành.
  • Đối với những bạn có năm kinh nghiệm khoảng từ 2 - 3 năm mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
  • Ở vị trí trưởng bộ phận, trưởng ca, trưởng kỹ thuật, mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.

7. Những tố chất cần phù hợp với ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Để thành công trong lĩnh vực ngành Công nghệ vật liệu dệt may bạn cần phải có được những tố chất sau:

  • Có niềm đam mê với thời trang, hiểu rõ các xu hướng thời trang của từng giai đoạn nhất định;
  • Có óc thẩm mỹ và tính sáng tạo để cho ra những sản phẩm dệt may mới lạ;
  • Chăm chỉ, cần cù, chịu được áp lực trong công việc;
  • Biết vận dụng công nghệ – kỹ thuật một cách thích hợp và hiệu quả;
  • Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, phân công công việc và quản lý thời gian...

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ vật liệu dệt may, từ đó có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật