4 năm đại học, đó là 1 chặng đường không dài nhưng lại cực kỳ quan trọng, quyết định tương lai của mỗi người. Nhắc tới sinh viên, người ta nghĩ tới nghèo, nghĩ tới việc học hành vất vả, nghĩ tới việc phải vượt qua quá nhiều cạm bẫy... Tuy nhiên, đừng lấy sợ hãi là cái cớ để dừng lại mà hãy coi đó là động lực thúc đẩy để bước tiếp và tạo đột phá.
1, SỢ THI
Thi cử đúng là nỗi ám ảnh của nhiều bạn nhưng đây lại là một giai đoạn bắt buộc, không thể thiếu ở giảng đường. Mỗi lần sắp đến ngày thi là lại cảm thấy stress, nhiều lúc không biết học bắt đầu từ đâu.
2, SỢ RỚT MÔN, NỢ MÔN
Chắc hẳn nhiều bạn sinh viên năm nhất đã nghe nhiều câu chuyện về việc lên ĐH, rớt môn, nợ môn phải thi lại học lại. Thế nên mà nhiều bạn chỉ ước rằng ra trường đúng hạn, không bị nợ môn, học lại. Việc học lại vừa tốn tiền bạc vừa tốn thời gian và có thể sẽ trở thành vòng luẩn quẩn chẳng bao giờ kết thúc.
3, SỢ BỊ ĐÌNH CHỈ HỌC, ĐUỔI HỌC
Câu chuyện về việc trường ĐH Bách Khoa Hà Nội hàng năm đuổi 600-800 sinh viên chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người. Một trong những nguyên nhân của việc này là do sinh viên bỏ bê việc học, trượt dài trong nợ môn, chơi bời...
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ. Nếu không thể thành niềm tự hào của bố mẹ được, ít nhất đừng khiến họ lao tâm khổ tứ nữa.
4, SỢ HỌC RỒI MỚI CẢM THẤY HỐI HẬN
Nỗi lo sợ này có thể bắt nguồn từ việc bạn lựa chọn sai ngành nghề, sai trường. Do trượt các nguyện vọng đầu bạn theo học nguyện vọng sau nhưng đó chưa thực sự là ngành yêu thích của bạn nên khi vào giảng đường rồi, trải qua năm đầu rồi bạn mới cảm thấy chán nản và hối hận. Ngoài ra cũng có thể bạn lựa chọn được ngành học yêu thích nhưng đó mới chỉ là suy nghĩ ban đầu đến khi trải qua 2,3 năm học mới cảm thấy nó không phù hợp với mình. Chắc hẳn rất nhiều bạn tân sinh viên có lo lắng về chuyện này.
5, SỢ ĐIỂM DANH
Nỗi sợ này đặc biệt dành cho mấy người hay cúp học, trốn tiết, đi muộn hoặc mấy người không may mắn (hôm đi học thì không điểm danh, bất chợt nghỉ là điểm danh). Vì thế, nhớ đi học đầy đủ nhé.
6, SỢ HẾT TIỀN
Một nỗi lo sợ dai dẳng từ năm nhất đến năm cuối của sinh viên đó chính là hết tiền. Không nhất định phải là cuối tháng, chỉ cần nhỡ may có vài thứ tiền phát sinh như tiền photo, mua sách, hết gas, hỏng máy tính, điện thoại... là y như rằng cuộc sống đi vào ngõ cụt. Vì thế mà chắc hẳn nhiều sinh viên đã quen với thùng mì tôm rồi.
7, SỢ HỌC PHÍ
Học phí là nỗi sợ của tất cả các sinh viên. Dù nhiều hay ít thì cứ mỗi kỳ đến đóng học phí, gọi điện về nhà xin tiền mà lòng đau như cắt, mở miện khó ơi là khó. Càng buồn hơn khi gọi điện về nhà, bố mẹ kêu ở nhà cực lắm, công việc không suôn sẻ...
8, SỢ MẤT BẠN BÈ
Lên ĐH mấy người bạn thời cấp 3 không biết còn lại được những ai. Thỉnh thoảng muốn inbox, gọi điện cho chúng nó rủ đi cafe, đi tâm sự mà cũng khó. Thế rồi năm tháng qua đi, tình bạn ấy cũng chẳng còn.
9, SỢ TIẾNG ANH
Áp lực học Tiếng Anh để ra trường chắc hẳn sẽ rất đáng sợ với các bạn theo khối A,B,C. Nhưng Tiếng Anh giờ cũng là ngôn ngữ quá phổ biến rồi, không học cũng phải học thôi.
10, SỢ CÁC MÔN ĐẠI CƯƠNG
Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tâm lí, Xác suất thống kê... nghe thôi cũng khiến nhiều sinh viên hãi hùng. Chắc hăn không ít bạn từng thắc mắc "học cái này để làm gì"... nhưng đây lại là những môn bắt buộc, nếu muốn ra trường thì phải học.
Xem thêm: |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.