Cụm từ "sinh viên nghèo" dường như không còn xa lạ với các bạn sinh viên. Khi bước vào ngưỡng cửa Đại học cũng là lúc các bạn trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tài chính.
Nguyên nhân các sinh viên nghèo càng thêm nghèo, được cho bao nhiêu tiền cũng không đủ:
1. CHƯA QUEN VỚI CÁCH SỐNG MỚI
Do phải sống xa nhà, phải mua sắm đồ đạc như bếp, nồi xoong, chảo, quạt... từ đầu khiến các tân sinh viên dễ bị thâm hụt tài chính ngay từ đầu tháng. Không chỉ vậy, sống cùng phòng trọ/ký túc xá, thỉnh thoảng lại cùng bạn cùng phòng đi ăn uống, liên hoan... thắt chặt quan hệ cũng là lý do khiến nhiều sinh viên cháy túi lúc nào không biết.
2. TIÊU XÀI KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH
Tiêu xài không có kế hoạch, hoang phí vô tội vạ là nguyên nhân lớn khiến sinh viên đã nghèo càng thêm nghèo. Vì được tự cầm tiền chi tiêu hàng tháng nên không ít bạn trẻ quá tay, vung tiền tiêu hết luôn từ đầu tháng. Để rồi cuối tháng không còn xu nào dính túi, phải ngửa tay xin thêm tiền từ bố mẹ hoặc vay mượn từ bạn bè. Điều này dần trở thành thói quen và có thể biến bạn trở thành "con nợ" trong cả những tháng năm Đại học.
Khi nhận được tiền trợ cấp hàng tháng từ bố mẹ, các sinh viên nên vạch rõ ràng kế hoạch của tháng đó. Hãy xác định những gì thật sự quan trọng trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền để mua chúng. Chẳng hạn như tiền quan trọng nhất chính là tiền nhà trọ rồi đến tiền ăn hàng ngày, tiền xăng xe... Nhớ rằng nên tiêu tiền những vào những việc cần thiết nhất trước.
3. VÌ TRỘM CẮP
Nỗi ám ảnh với sinh viên khi ở nhà trọ hoặc ký túc xá chính là nạn trộm cắp. Mất có thể là do kẻ trộm từ bên ngoài hoặc cũng có thể là do những người sống cùng phòng, cùng nhà trọ. Những món đồ mà nhiều sinh viên thường xuyên bị mất là laptop, điện thoại di động, ví tiền, xe đạp, xe máy, thậm chí là quần áo... Đây đều là những đồ dùng cần thiết và khi mất bạn lại cần một khoản tiền để mua sắm lại. Vì thế, hãy bảo quản đồ đạc thật cẩn thật, khóa cửa và xe sau khi sử dụng...
4. NGHÈO DO BỊ PHẠT
Phạt ở đây có thể là do vi phạm luật giao thông, phạt vì những lý do ngớ ngẩn do chủ nhà trọ quy định... Số tiền phạt tuy chỉ vài trăm nghìn nhưng cũng là số tiền khá lớn với những bạn trẻ chưa làm ra thu nhập.
5. THIẾU TIỀN VÌ CHUYỂN TRỌ LIÊN TỤC
Thực tế cho thấy rằng nhiều sinh viên phải khổ sở với vấn đề nhà trọ. Không chỉ việc tìm được nhà trọ ưng ý đã khó mà việc ăn ở ổn định ở đó còn khó hơn. Việc khiến bạn phải chuyển nhà trọ liên tục xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Có thể do nhà trọ không đảm bảo an ninh, môi trường sống quá ồn ào, cách xa trường... hoặc có thể là do chính bạn không đáp ứng được quy định của nhà trọ.
Việc cứ phải chuyển đi chuyển lại nhà trọ không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn tốn thời gian và sức lực. Vì thế trước khi muốn an tâm học hành, hãy "an cư" trước nhé.
Xem thêm: |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.