Nếu bạn thuộc một trong những kiểu người dưới đây, hãy chấn chỉnh ngay nếu không muốn ra trường thất nghiệp nhé!
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
1. KIỂU ẢO TƯỞNG VỀ TẤM BẰNG
Sinh viên mới ra trường mới nhận tấm bằng Đại học trên tay, chưa có nhiều kinh nghiệm thì đừng ảo tưởng vào bản thân chỉ vì mình có "xuất thân" từ một ngôi trường danh tiếng với tấm bằng khá giỏi. Bạn nên biết rằng bằng Đại học chỉ là một điều kiện cần chứ chưa phải một điều kiện đủ để bạn "ảo tưởng" khi đi xin việc.
Dù có là thủ khoa Đại học Ngoại thương hay gì đi nữa nhưng nếu kinh nghiệm bằng 0 lại hay phát ngôn "lương nghìn đô em mới làm" thì sẽ chẳng có doanh nghiệp nào nhận bạn vào làm việc cả đâu. Nên nhớ, trong thời buổi này, các công ty trả tiền cho bạn qua những đóng góp, cống hiến chứ không phải qua tấm bằng đâu nhé!
2. KẺ LƯỜI BIẾNG
Đây là kiểu người mà các doanh nghiệp cũng như đồng nghiệp cực kỳ ghét. Bạn nên biết rằng thị trường lao động không thiếu người giỏi, người sáng tạo và người cần cù. Nếu mình không tài giỏi bằng người khác, không thông minh kiệt xuất thì nên chăm chỉ. Đừng lúc nào cũng muốn "việc nhẹ lương cao" hay đi làm được 1-2 hôm đã kêu lên kêu xuống về công việc rồi xin nghỉ luôn. Kiểu lười biếng như vậy sẽ chẳng bao giờ có được một công việc tốt đâu.
3. KIỂU NÓI NHIỀU LÀM ÍT
Kẻ ba hoa, kẻ chém gió, nói thì nhiều nhưng làm được ít cũng là kiểu người mà chẳng doanh nghiệp nào muốn nhận. Khi đi xin việc thì toàn lập luận trên trời dưới bể, phân tích rất hay có thể thu hút được người tuyển dụng mới đầu nhưng đến khi làm việc, bạn không thể hiện được gì ngoài tài "chém gió" thì cũng sẽ bị cho "về hưu" sớm thôi.
4. KIỂU ĐỨNG NÚI NÀY TRÔNG NÚI NỌ
Đây là kiểu người làm cho công ty này chưa được bao lâu nhưng tâm hồn thì lúc nào cũng thả rông ở chỗ khác, chỉ chăm chăm tìm một công ty khác lương cao hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn... để nhanh chóng chuyển việc. Các bạn sẽ chẳng học hay làm được gì nếu lúc nào cũng chỉ có suy nghĩ như thế. Và chẳng có mấy doanh nghiệp muốn nhận những người mau mau chóng chóng học hết mọi thứ rồi ra cả.
5. KIỂU THỤ ĐỘNG
Cứ phải cầm tay chỉ việc, phải chăm lo cho từng công việc bé xíu, không ai nói gì thì chỉ biết ngồi cả ngày lướt web, xem phim... Đây là kiểu người sẽ không bao giờ có bước đột phá trong công việc cả. Kiểu người như này không giúp ích gì nhiều cho công ty và có cũng được mà không có cũng chẳng sao.
6. KIỂU KHÔNG CÓ CHÍ
Không chịu cởi mở, không chịu cố gắng, dễ thỏa hiệp, nhanh thỏa mãn là kiểu điển hình của kiểu người không có chí tiến thủ. Kiểu người này thì sau khi bạn bè đồng trang lứa đều đã có thành tích nhất định nhưng bản thân lại chưa có gì trong tay. Sau khi làm việc được 1 thời gian sẽ xin nghỉ và cho rằng mình bị “đánh giá không công bằng”, “không được ghi nhận"...
7. KIỂU CON CƯNG
Đó chính là tác hại của việc được gia đình nuông chiều quá, bao bọc quá, làm gì cũng được bố mẹ che chở nên khi ra ngoài xã hội, không chịu được khổ, hơi tí thì kêu than, oán trách, không thể tự lập.
8. KIỂU KHÔNG CHỊU TIẾP THU
Kiểu người không chịu tiếp thu, bảo thủ, không chịu đổi mới tư duy sẽ mãi chẳng thể nào qua được vòng phỏng vấn cả đâu. Sai mà không chịu thay đổi lại đưa ra 1001 lý do là điển hình của người bảo thủ.
9. KIỂU DỄ VỠ
Các bạn sinh viên mới ra trường thường rất nhạy cảm, "mong manh và dễ vỡ". Chỉ cần bị sếp la mắng 1 tý là cảm thấy như bị sỉ nhục, không thể tiếp tục làm việc hoặc gặp chuyện buồn bực thì trưng cái bản mặt không kiểm soát cảm xúc cho cả thế giới biết... Trưởng thành rồi, hãy học cách kiềm chế, điều tiết cảm xúc đi nhé.
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.