Cấp 3 và ĐH có rất nhiều điều khác nhau. Nhiều bạn không làm chủ được mình và khiến quãng đời sinh viên trôi qua một cách vô vị, chán chường. 4 năm ĐH đủ dài để bạn rèn luyện và trưởng thành. Hãy trân trọng quãng thời gian này để có đầy đủ kỹ năng bước vào cuộc chiến nghề nghiệp.
ĐẠI HỌC KHÔNG PHẢI ĐỂ NGHỈ NGƠI
Có một điều chắc hẳn nhen nhóm trong đầu nhiều bạn là lên ĐH nhàn lắm hoặc năm nhất phải nghi ngơi đã vừa xong 12 năm học vất vả quá rồi... Nếu có suy nghĩ này, các bạn nên tỉnh táo lại đi!
Học ĐH khác hoàn toàn với thời cấp 3 từ thời gian đến phương pháp học. Nếu ở thời phổ thông, bạn sẽ được kiểm tra đều đặn như vắt chanh các thể loại như kiểm tra miệng, kiểm tra 15’, 45’, giữa kỳ, cuối kỳ… thi trên ĐH, thường chỉ có thi giữa kỳ và cuối kì. Điều này không đáng để vui mừng đâu, chúng không có nghĩa là bạn sẽ nhàn hơn mà thực ra là bạn sẽ ít đi cơ hội để gỡ điểm.
TÌM MỘT CLB BẠN CÓ THỂ THAM GIA
Khi mới bước chân vào cổng trường ĐH, bạn có thể sẽ choáng ngợp vì chẳng hề quen biết ai. Nhưng đừng nản vội, hãy làm quen với một vài bạn mới, thử tham gia một số CLB mà mình có thể mạnh. Chẳng hạn như bạn thích ca hát, nhảy nhót có thể tham gia vào CLB văn nghệ, thích ngoại ngữ có thể tham gia vào CLB Tiếng Anh...
Các CLB là một địa chỉ tuyệt vời để bạn gửi gắm những năm tháng thanh xuân của mình. Chúng vừa giúp bạn thêm hoạt bát, năng nổ vừa giúp làm quen nhiều bạn mới.
CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC KHI LÀM BÀI NHÓM
Một trong những hoạt động không thể thiếu khi lên ĐH chính là làm bài tập nhóm, thuyết trình. Rất nhiều bạn sợ những bài tập này nhưng bạn nên biết rằng đó là cơ hội để bạn "ẵm" điểm, để rèn luyện và thể hiện bản thân.
Khi thực hiện làm bài tập nhóm, đừng để mình bị lu mờ, hãy chọn một trong 3 vị trí sau, sẽ cực kỳ có lợi:
BIẾT XÁC ĐỊNH NHỮNG MÔN CẦN THIẾT
Khác với thời cấp 3 gồm những môn Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa... thì lên ĐH lại phân ra là môn đại cương, môn chuyên ngành và thỉnh thoảng có những môn học không biết để làm gì. Nhưng dù là môn nào thì cũng phải học và phải qua được môn.
Môn đại cương là nền tảng, học dai dẳng từ năm nhất tới năm hai (tùy trường). Môn chuyên ngành sẽ phục vụ cho công việc sau này của bạn, môn chuyên ngành thường thú vị và có thực hành kèm theo. Và cho dù là môn gì thì cũng nên xác định mức định ưu tiên của nó. Đừng cố cầu toàn, phải giỏi toàn diện tất cả các môn như thời học sinh, hãy ưu tiên những môn quan trọng.
HỌC CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN
Hãy biết sắp xếp thời giản ăn chơi - học tập - ngoại khóa phù hợp. Đừng để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy “học lại”, “thi lại” vừa tốn tiền vừa tốn thời gian hay sa đà vào việc làm thêm, việc ăn ngủ... Khi đăng ký môn học, hãy biết chọn lịch học cũng như xây dựng một thời gian biểu hợp lý.
HỌC NGOẠI NGỮ NGAY TỪ BÂY GIỜ
Ai cũng biết rằng ngoại ngữ đang trở thành điều kiện rất cần thiết trong môi trường làm việc. Việc học ngoại ngữ có thể sẽ chiếm lấy 2-3 buổi/tuần của bạn và có thể diễn ra trong 2 năm. Nhưng bù lại, bạn sẽ đạt sự lưu loát trong giao tiếp tiếng Anh hoặc kiếm được chứng chỉ nào đó sau 4 năm "mài đũng quần" trẻn ghế nhà trường. Vì thế, việc tìm kiếm một công việc tốt khi ra trường cũng dễ dàng hơn.
THAM GIA TÌNH NGUYỆN
Tham gia tình nguyện cũng rất thú vị, vừa giúp chia sẻ với những mảnh đời kém may mắn, vừa rèn luyện đức tính chịu khó, chăm chỉ, hòa nhập cộng đồng cho bản thân. Không chỉ vậy, chúng còn làm đẹp cho hồ sơ xin việc sau này của bạn nữa đấy.
Xem thêm: |
Suzy
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.