CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Lịch sử mã đề 004 (Có đáp án)

Cập nhật: 22/04/2020 icon

Tuyển sinh số cập nhật đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử mã đề 004 giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình Lịch sử lớp 12.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Lịch sử mã đề 004 

Câu 1. Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

Câu 2. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?
A. Mở rộng lãnh thổ. 
B. Duy trì nền hòa bình thế giới.
C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. 
D. Khống chế các nước khác.

Câu 3. Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Sự phá hoại của các thế lực phản động và thù địch.
B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.
D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.

Câu 4. Thắng lợi to lớn và gây ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong giai đoạn 1960 - 1975 là thắng lợi của nhân dân nước nào?
A. Thắng lợi của nhân dân An giê ri. 
B. Thắng lợi của nhân dân Mô dăm bích.
C. Thắng lợi của nhân dân Ăng gô la. 
D. Thắng lợi của nhân dân Nam Phi.

Câu 5. Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Mê hi cô. 
B. Thắng lợi của cách mạng E cua đo.
C. Thắng lợi của cách mạng Cu ba. 
D. Thắng lợi của cách mạng Vê nê xuê la.

Câu 6. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. 
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc. 
D. Chế độ thực dân.

Câu 7. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc mang tính chất gì?
A. Một cuộc cách mạng tư sản.
B. Một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Một cuộc nội chiến.

Câu 8. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực chính trị. 
B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
C. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa. 
D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.

Câu 9. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mĩ giàu lên nhanh chóng và là chủ nợ thế giới.
B. Chi phí quá tốn kém cho cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô.
C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định.
D. Bị các nước Nhật Bản và Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.

Câu 10. Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là:
A. thắng lợi của phong trào giải phòng dân tộc.
B. ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
C. Chiến tranh lạnh.
D. sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

Câu 11. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?
A. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 12. Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc đấu tranh nào?
A. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
B. Đấu tranh giữa các nước đế quốc.
C. Đấu tranh của công nhân các nước tư bản.
D. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 13. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?
A. Vừa khai thác vừa chế biến. 
B. Tăng cường đầu tư thu lãi.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ. 
D. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.

Câu 14. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp là giai cấp:
A. Giai cấp địa chủ phong kiến. 
B. Tầng lớp tiểu tư sản dân tộc.
C. Tầng lớp tư sản mại bản. 
D. Giai cấp tư sản.

Câu 15. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1925) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là:
A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc xai.
D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Câu 16. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là:
A. Đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7/1920).
B. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn (năm 1920).
C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế II và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp(tháng 12/1920).
D. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930).

Câu 17. Cuộc khởi nghĩa yên Bái thất bại (2/1930) đã chấm dứt khuynh hướng giải phóng dân tộc nào ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX?
A. Vô sản. 
B. Tư sản.
C. Dân chủ tư sản. 
D. Bạo động cách mạng.

Câu 18. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là:
A. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
B. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa, đảm bảo dân cày có ruộng.
C. Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân rồi tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.

Câu 19. Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo là về:
A. Tập hợp lực lượng và hình thức mặt trận.
B. Đường lối cách mạng Việt Nam.
C. Các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.
D. Nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.

Câu 20. Ý nào sau đây không đúng khi giải thích cho luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt nam ra đời đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho lịch sử cách mạng Việt Nam”?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trở thành chính Đảng mạnh nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
B. Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
C. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

Câu 21. Điều kiện khách quan trực tiếp thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:
A. Quân Nhật và Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim ở Đông Dương suy sụp.
B. Quân Đồng minh tiến công áp đảo quân Nhật ở châu Á - Thái Bình Dương.
C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử gây thiệt hại nặng nề cho Nhật Bản.
D. Liên Xô tổng công kích tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật Bản.

Câu 22. Hãy sắp xếp các sự kiện trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam theo đúng trình tự thời gian: 1- Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập; 2- Ủy ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập; 3- Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập.
A. 2, 3,1. 
B. 2, 1, 3. 
C. 3, 2, 1. 
D. 1, 3, 2.

Câu 23. Lực lượng cơ bản và giữ vị trí quyết định đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở nước ta là:
A. lực lượng chính trị. 
B. lực lượng vũ trang.
C. lực lượng Đồng minh. 
D. lực lượng công nông.

Câu 24. Vai trò nổi bật của Mặt trận Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước ở nước ta là:
A. lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành được chính quyền ở một số nơi.
B. vận động quần chúng nhân dân kéo đi phá kho thóc chống đói.
C. đưa ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
D. lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giải thoát cho tù chính trị bị giam cầm.

Câu 25. Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là “thời cơ ngàn năm có một” vì:
A. cách mạng Việt Nam đã hội đủ những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
B. thời cơ cho Tổng khởi nghĩa bùng nổ chỉ xuất hiện ngàn năm mới có một lần.
C. kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ đã lung lay bối rối đến cao độ.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.

Câu 26. Tại sao chỉ một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nước?
A. Nước ta cần có Chính phủ chính thức để thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam mới.
B. Muốn làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ của bọn đế quốc và tay sai.
C. Tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế để chống giặc ngoại xâm.
D. Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế để đoàn kết chống xâm lăng.

Câu 27. Thắng lợi quan trọng nhất của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với thực dân Pháp là gì?
A. Pháp cộng nhận Việt Nam là quốc gia tự do.
B. Tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
C. Tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Đuổi được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Câu 28. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Dựng nước đi đôi với giữ nước. 
B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. 
D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.

Câu 29. Hãy chọn một Câu trả lời đúng để hoàn thiện đoạn trích trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến như sau: “Hễ là người (a) thì phải đứng lên đánh (b) để cứu (c). Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. . . ”
A. a-Việt Nam, b-thực dân Pháp, c-Tổ quốc.
B. a-Việt Nam, b-Nhật, c-Tổ quốc.
C. a-con Việt Nam, b- thực dân Pháp, c-đồng bào.
D. a-con Việt Nam, b-Nhật, c- đồng bào.

Câu 30. Nghệ thuật chiến tranh trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là:
A. nghệ thuật chiến tranh bạo lực. 
B. nghệ thuật chiến tranh du kích.
C. nghệ thuật chiến tranh nhân dân. 
D. nghệ thuật chiến tranh chớp nhoáng.

Câu 31. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946) có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm thất bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
B. Tạo điều kiện cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
C. Lực lượng chủ lực của ta trưởng thành vượt bậc.
D. Gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế.

Câu 32. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên giới 1950 là:
A. quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
B. khai thông biên giới Việt - Trung, nối lại con đường liên lạc quốc tế.
C. đánh bại kế hoạch Rơ ve của giặc.
D. tạo điều kiện để thúc đẩy kháng chiến của ta tiến lên một bước.

Câu 33. Đại hội Đại biểu lần thứ hai của Đảng (2 - 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai vì lí do nào dưới đây?
A. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến, kiến quốc.
B. Củng cố mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng.
D. Thành lập mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác- Lênin riêng.

Câu 34. Nhược điểm của kế hoạch Nava là gì?
A. Thể hiện sự cấu kết, lệ thuộc chặt chẽ của Pháp vào Mĩ.
B. Mâu thuẫn giữa thực lực với tham vọng mở rộng chiến tranh.
C. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực.
D. Ngay từ đầu đã xác định không đúng địa bàn trọng điểm chiến lược.

Câu 35. Nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là:
A. trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.
B. các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình, thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
D. cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ba nước Đông Dương.

Câu 36. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là:
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
C. truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất của dân tộc.
D. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

Câu 37. Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Thi đua Ấp bắc giết giặc lập công. 
B. Nổi dậy phá ấp chiến lược.
C. Phong trào “Đồng khởi”. 
D. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.

Câu 38. Đường lối thể hiện sự sáng suốt, độc đáo của Đảng ta ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết là:
A. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất nước nhà.
B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải cách ruộng đất đảm bảo tính dân chủ của cách mạng.
C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, phù hợp với tình hình thực tế.
D. tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Câu 39. Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với đại hội lần thứ II (2/1951) là:
A. bầu Ban chấp hành trung ương đảng.
B. báo cáo chính trị.
C. thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
D. thông qua kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Câu 40. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
A. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.
B. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
C. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
D. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Lịch sử mã đề 004 

Xem thêm các đề thi thử THPT Quốc gia khác:

Tin tức liên quan

Đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 19:57 23/09/2024 Sáng ngày 27/06, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 với... Tổng hợp đề thi Tốt nghiệp THPT 2023 full các môn 18:26 12/06/2024 Tổng hợp đề thi tốt nghiệp THPT 2023 tất cả các môn gửi đến các sĩ tử - Tài liệu ôn... Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh 19:13 23/09/2024 Chiều ngày 29/06, các thí sinh sẽ bước vào môn thi Ngoại ngữ và cũng là môn thi cuối trong kỳ thi... Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Sinh học 00:37 20/09/2024 9h30’ sáng ngày 29/06, các thí sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Sinh học (trong tổ hợp bài thi... Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Hóa học 20:36 19/09/2024 Dưới đây là đề thi chính thức môn Hóa học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 full 24 mã đề, các... Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Vật lý 17:44 19/09/2024 Sáng ngày 29/06, các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ dự thi bài thi tổ hợp Khoa... Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Toán 16:46 11/06/2024 Ngày 28/06 sẽ là ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với 2 môn Ngữ Văn và Toán...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật