CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Địa Lý mã đề 322 (Có đáp án)

Cập nhật: 21/04/2020 icon
 
Tuyển sinh số cập nhật đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa lý mã đề 322 giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình Địa lớp 12.
 

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Địa Lý mã đề 322 

Câu 1: Nước công nghiệp mới là nước đang phát triển đã trải qua quá trình

  • A.    công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
  • B.    đô thị hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp, đô thị nhất định.
  • C.    chuyên môn hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
  • D.    liên hợp hóa và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

  • A. Tổng lượng mưa lớn.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm cao.
  • C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
  • D. Có mùa mưa và khô rõ rệt.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Dầu Tiếng ở nước ta nằm trên sông nào sau đây?

  • A. Sông Vàm Cỏ Đông.
  • B. Sông Bé.
  • C. Sông Sài Gòn.
  • D. Sông La Ngà.

Câu 4: Cho bảng số liệu:

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình của thế giới và các nhóm nước từ 1960 đến 2005
(Đơn vị: %)
Giai đoạn Nhóm nước 1960 - 1965 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2001 - 2005
Phát triển 1,2 0,8 0,6 0,2 0,1
Đang phát triển 2,3 1,9 1,9 1,7 1,5
Thế giới 1,9 1,6 1,6 1,4 1,2

Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình của thế giới và các nhóm nước từ 1960 đến 2005?

  • A.    Nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển.
  • B.    Nhóm nước phát triển giảm nhanh.
  • C.    Nhóm nước đang phát triển tăng lên.
  • D.    Nhóm nước đang phát triển giảm chậm.

Câu 5: Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?

  • A. Phát triển giao thông đường sông.
  • B. Trồng cây hàng năm, đặc biệt là lúa gạo.
  • C. Cung cấp nguồn lợi thủy sản, lâm sản.
  • D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là do

  • A. thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô.
  • B. bão, lũ, trượt lở đất.
  • C. thời tiết không ổn định.
  • D. hạn hán, bão, lũ.

Câu 7: Cho biểu đồ về GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta: (Đơn vị: %)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa có đáp án - Mã đề 322 - hình ảnh 1

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A.    Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014.
  • B.    Giá trị GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014.
  • C.    Tốc độ tăng trưởng GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014.
  • D.    So sánh GDP giữa các thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014.

Câu 8: Ở nước ta, phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, được gọi là

  • A. lãnh hải.
  • B. thềm lục địa.
  • C. vùng đặc quyền kinh tế.
  • D. vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì?

  • A. Người nhập cư đa số từ châu Âu.
  • B. Dân cư phân bố đồng đều.
  • C. Dân số tăng nhanh do nhập cư.
  • D. Tổng số dân lớn thứ ba thế giới.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta tiếp giáp Campuchia ở vị trí thứ 5 theo chiều Bắc - Nam?

  • A. Bình Phước.
  • B. Quảng Bình.
  • C. Hà Tĩnh.
  • D. Tây Ninh.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây ở nước ta có mùa mưa vào thu đông?

  • A. Cần Thơ.
  • B. Hà Nội.
  • C. Đà Lạt.
  • D. Đồng Hới.

Câu 12: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là

  • A. chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
  • B. tổng bức xạ Mặt Trời lớn.
  • C. độ ẩm không khí cao.
  • D. tổng lượng mưa lớn.

Câu 13: Hiện nay các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới là

  • A. nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục.
  • B. văn hóa, giáo dục, công nghiệp.
  • C. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
  • D. du lịch, công nghiệp, giáo dục.

Câu 14: Vùng núi nào sau đây có độ cao trung bình lớn nhất nước ta?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Trường Sơn Bắc.
  • C. Trường Sơn Nam.
  • D. Đông Bắc.

Câu 15: Do vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á thường xảy ra

  • A. hạn hán.
  • B. động đất.
  • C. lũ lụt.
  • D. bão.

Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây tạo nên những ngày nắng ấm trong mùa đông ở miền Bắc nước ta?

  • A. Gió phơn Tây Nam.
  • B. Gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
  • C. Gió mùa mùa đông lạnh khô.
  • D. Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều bôxit nhất nước ta?

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?

  • A. Ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản.
  • B. Thiên nhiên nước ta có nhiều thiên tai.
  • C. Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng.
  • D. Hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có.

Câu 19: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là

  • A. vùng biển tương đối kín.
  • B. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. có diện tích lớn.
  • D. có dòng biển theo mùa.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta không tiếp giáp Lào?

  • A. Hà Tĩnh.
  • B. Lai Châu.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Kon Tum.

Câu 21: Điểm giống nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

  • A. địa hình hướng tây bắc - đông nam.
  • B. có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây.
  • C. có nhiều cao nguyên, sơn nguyên.
  • D. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết các vườn quốc gia nào sau đây được sắp xếp theo chiều từ Bắc xuống Nam ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

  • A. Cát Tiên, Yok Đôn, Kon Ka Kinh, Bạch Mã.
  • B. Bạch Mã, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Cát Tiên.
  • C. Cát Tiên, Bù Gia Mập, Yok Đôn, Kon Ka Kinh.
  • D. Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Bù Gia Mập, Cát Tiên.

Câu 23: Cho biểu đồ:

Nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa có đáp án - Mã đề 322 - hình ảnh 2

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

  • A.    Nhiệt độ trung bình năm ở Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
  • B.    Chế độ mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
  • C.    Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
  • D.    Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết núi nào sau đây cao nhất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  • A. Núi Phanxipăng.
  • B. Núi Tây Côn Lĩnh.
  • C. Núi Ngọc Linh.
  • D. Núi Pu Tha Ca.

Câu 25: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
(Đơn vị: 0C)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2
TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?

  • A. Cột ghép.
  • B. Miền.
  • C. Kết hợp.
  • D. Đường.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên vùng núi Tây Bắc nước ta có đủ 3 đai cao?

  • A. Hướng núi là tây bắc - đông nam.
  • B. Địa hình cao nhất nước ta.
  • C. Nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
  • D. Có nhiều sơn nguyên và cao nguyên.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây của nước ta?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 28: Gió mùa mùa đông từ lục địa Á - Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua

  • A. dòng biển Ôiasivô.
  • B. biển Nhật Bản.
  • C. biển Hoa Đông.
  • D. biển Ô-khốt.

Câu 29: Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của EU là sự khác biệt giữa các nước thành viên về

  • A. ngôn ngữ, tôn giáo.
  • B. chính trị, xã hội.
  • C. trình độ phát triển.
  • D. dân tộc, văn hoá.

Câu 30: Dân số thành thị ở Mĩ La tinh gia tăng nhanh gắn với

  • A.    cơ cấu xã hội phong kiến được duy trì trong thời gian dài.
  • B.    quá trình công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ ở các nước.
  • C.    hiện tượng dân nghèo không có ruộng, kéo ra thành phố tìm việc làm.
  • D.    các thế lực của tôn giáo cản trở sự phát triển xã hội.

Câu 31: Hậu quả nào sau đây không do quan hệ căng thẳng giữa I-xra-en và Pa-le-xtin gây ra?

  • A. Sinh mạng của người dân bị thiệt hại.
  • B. Đời sống của người dân bị xáo trộn.
  • C. Sử dụng tài nguyên không hợp lí.
  • D. Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 32: Vùng thềm lục địa ở miền Trung nước ta hẹp và sâu do

  • A. vùng ven biển miền Trung ít bị xâm thực.
  • B. vùng ven biển miền Trung có lượng mưa lớn.
  • C. vùng đồng bằng và đồi núi kề bên hẹp ngang.
  • D. có nhiều sông lớn đổ ra biển.

Câu 33: Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 - 2005

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm 1997 2000 2003 2004 2005
Xuất khẩu 88,0 105,6 135,9 183,5 245,0
Nhập khẩu 70,0 49,0 83,7 105,9 125,0

Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 - 2005?

  • A. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu.
  • B. Giá trị nhập khẩu luôn nhỏ hơn xuất khẩu.
  • C. Giá trị xuất khẩu tăng gấp gần 2,8 lần.
  • D. Giá trị nhập khẩu luôn tăng qua các năm.

Câu 34: Ý nào sau đây không đúng với tác động của Tín phong bán cầu Bắc trong mùa đông ở nước ta?

  • A.    Gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
  • B.    Tạo nên những ngày thời tiết nắng nóng ở miền Bắc nước ta.
  • C.    Gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ.
  • D.    Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng về sự tương phản của thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

  • A.    Miền Tây sông ngòi rộng và thoải; miền Đông sông ngòi dốc, nhiều thác ghềnh.
  • B.    Miền Tây chủ yếu là đồng bằng châu thổ; miền Đông chủ yếu là núi và cao nguyên.
  • C.    Miền Tây là nơi bắt nguồn của các con sông; miền Đông là hạ lưu của các sông lớn.
  • D.    Miền Tây có khí hậu lục địa mưa nhiều; miền Đông khí hậu hải dương khắc nghiệt.

Câu 36: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống?

  • A.    Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng lớn.
  • B.    Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C.    Nước ta vừa tiếp giáp biển, vừa tiếp giáp đất liền.
  • D.    Nước ta tiếp giáp vùng biển lớn với đường bờ biển dài.

Câu 37: Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?

  • A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
  • B. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
  • C. Hình thành hang động ở vùng núi đá vôi.
  • D. Xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt.

Câu 38: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu do tác động của

  • A. quá trình đô thị hóa.
  • B. xu hướng khu vực hóa.
  • C. xu hướng toàn cầu hóa.
  • D. quá trình công nghiệp hóa.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây ở nước ta có biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất?

  • A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
  • B. Vùng khí hậu Nam Bộ.
  • C. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
  • D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

Câu 40: Đặc điểm khí hậu của vùng Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. không có mùa đông lạnh.
  • B. mưa về thu đông.
  • C. chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
  • D. chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Địa Lý mã đề 322

XEM THÊM ĐỀ THI THỬ KHÁC KỲ THI THPT QUỐC GIA 2020:

Tin tức liên quan

Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Sinh học 00:37 20/09/2024 9h30’ sáng ngày 29/06, các thí sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Sinh học (trong tổ hợp bài thi... Đáp án môn Sinh Học kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 đầy đủ 24 mã đề (Tham khảo) 06:53 28/06/2024 Tuyển Sinh Số cập nhật đề thi và gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Sinh học full... Đề thi chính thức môn Lịch sử kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 00:10 26/09/2024 Sáng ngày 28/06, các sĩ tử sẽ làm bài thi tốt nghiệp THPT thứ 3. Những thí sinh làm bài thi tổ... Đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 19:57 23/09/2024 Sáng ngày 27/06, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 với... Tổng hợp đề thi Tốt nghiệp THPT 2023 full các môn 18:26 12/06/2024 Tổng hợp đề thi tốt nghiệp THPT 2023 tất cả các môn gửi đến các sĩ tử - Tài liệu ôn... Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh 19:13 23/09/2024 Chiều ngày 29/06, các thí sinh sẽ bước vào môn thi Ngoại ngữ và cũng là môn thi cuối trong kỳ thi... Full 24 mã đề thi chính thức kỳ tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Hóa học 20:36 19/09/2024 Dưới đây là đề thi chính thức môn Hóa học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 full 24 mã đề, các...

Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước. 

Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.

Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.

 
Hợp tác truyền thông
DMCA.com Protection Status
Giới thiệu | Bản quyền thông tin | Chính sách bảo mật