Tất cả các thí sinh trên cả nước sẽ bước vào môn thi Địa Lý - kỳ thi THPT Quốc gia năm 2011. Theo đó, môn Địa Lý thí sinh sẽ làm bài thi trong khoảng thời gian là 90 phút theo hình thức tự luận.
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2011 đối với chương trình giáo dục trung học phổ thông thi 6 môn: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Toán, Ngoại ngữ. Trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật.
Đối với giáo dục thường xuyên thi 6 môn: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Toán, Lịch sử; trong đó, các môn: Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.
Tuyển sinh số sẽ cập nhật đáp án môn Địa Lý kỳ thi THPT Quốc gia 2011 từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để thí sinh và phụ huynh cùng theo dõi.
Đáp án:
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Từ tháng XI đến tháng IV, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
Vào các tháng XI, XII, I, khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á rộng lớn, mang lại cho mùa đông miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô.
Đến các tháng II , III, khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc bộ, Bắc Trung bộ.
Gió mùa đông bắc nước ta thành từng đợt, và chỉ tác mạnh mạnh ở miền Bắc, tạo nên một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh (to <>oC). Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, hình thành một mùa khô, nắng nóng ở Nam Bộ.
-Tỉ trọng của khu vực nông lâm thủy sản trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 là 65,1%; năm 2009 là 51,9%.
-Có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2009 so với năm 2000 vì nước ta đang xây dựng đất nước với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ); giảm tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – thủy sản).
Câu II (2,0 điểm)
Vẽ biểu đồ miền :
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008
Nhận xét :
- Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta không cân đối và thay đổi từ năm 2005 đến năm 2008.
- Từ năm 2005 – năm 2008 :
+ Khu vực nhà nước : cơ cấu giảm liên tục, giảm 6,6%.
+ Khu vực ngoài nhà nước : cơ cấu tăng liên tục, tăng : 5,9%.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài : cơ cấu tăng : 0,7%.
- Giải thích : có sự chuyển dịch như trên là phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới, thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng ngày càng tăng (do nước ta mở rộng quan hệ với nước ngoài, nhất khi Việt Nam gia nhập WTO).
Câu III (3,0 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học :
a/ Các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp:
- Biên Hòa: công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử, hóa chất phân bón, sản xuất giấy xenlulô, dệt, may
- Vũng Tàu: công nghiệp luyện kim đen, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, hóa chất phân bón, dệt, may, nhà máy nhiệt điện, đóng tàu.
b/ Quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường vì Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước với nhiều ngành kinh tế dẫn đầu cả nước.
- Trong công nghiệp : phát triển nhất nước và đặc biệt là có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài do đó những vấn đề môi trường phải luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.
- Trong nông lâm nghiệp : cần phải bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm. Cần cứu các vùng rừng ngập mặn đang bị triệt phá để lấy than củi và nuôi thủy sản không có quy hoạch tốt. Các vườn quốc gia cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển :
+ Cần bảo vệ môi trường du lịch biển (Vũng Tàu).
+ Về khai thác dầu khí: đây là cơ sở lớn khai thác dầu khí, trong việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Thế mạnh tự nhiên và hiện trạng cây chè:
- Tự nhiên :
+ Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du).
+ Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh.
- Hiện trạng cây chè : Vùng này có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
Phần riêng. Phần tự chọn (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu IV a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn:
- Những thuận lợi :
+ Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phảm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
+ Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
+ Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
- Những khó khăn :
+ Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.
+ Thiên tai (lũ ở vùng cao, lụt ở đồng bằng, hạn hán, bão, côn trùng, dịch bệnh…), tính chất bấp bênh trong nông nghiệp.
Câu IV Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng :
- Thuận lợi :
+ Dân cư – lao động : Lao động dồi dào. Có kinh nghiệm và trình độ
+ Cơ sở hạ tầng : mạng lưới giao thông, điện, nước
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật : tương đối tốt, phục vụ sản xuất công nghiệp.
+ Thủ đô Hà Nội : là trung tâm về chính trị - kinh tế - công nghiệp lớn của cả nước.
+ Thế mạnh khác : Thị trường. Lịch sử khai thác lãnh thổ
- Khó khăn :
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông nhất, mật độ dân số của vùng lên đến 1.225 người/km2, gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước (năm 2006).
+ Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành một vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Sự quá tải của cơ sở hạ tầng, của các cơ sở dịch vụ giáo dục, y tế
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Số dân đông, kết cấu dân số trẻ tất yếu dẫn đến nguồn lao động dồi dào. Trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành một vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.