ĐH Đà Nẵng đã công bố phương án tuyển sinh các trường đại học thành viên với nhiều điểm đáng chú ý dưới đây.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí . |
Thông tin tuyển sinh 2020 của các trường thành viên ĐH Đà Nẵng 2020:
I, Phương thức tuyển sinh:
ĐH Bách Khoa Đà Nẵng tuyển sinh theo 4 phương thức:
1, Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
2, Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 và trước năm 2020
- Điều kiện xét tuyển: Tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 16,00 điểm hoặc 18,00 điểm trở lên (theo ngành đăng ký xét tuyển) và điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển từ 5,00 trở lên. Thí sinh đăng ký xét tuyển Chương trình tiên tiến Việt-Mỹ phải có điểm trung bình môn tiếng Anh năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12 ở chương trình đào tạo THPT đạt từ 7,0 trở lên hoặc phải có chứng chỉ IELTS từ 4,5 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương).
Điểm môn học dùng để xét tuyển là điểm trung bình của môn học ở năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12, làm tròn đến 2 số lẻ.
3, Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG-TpHCM năm 2020
4, Xét tuyển theo điểm thi THPT năm 2020
II, Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
Đối với tất cả các ngành: Thí sinh dự tuyển phải có điểm xét tuyển đạt ngưỡng tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Kiến trúc phải có điểm môn “Vẽ mỹ thuật” từ 5,00 trở lên.
Xét tuyển theo đề án riêng của trường
a, Đối tượng 1: Xét tuyển đối với học sinh đạt giải Khuyến khích cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia; giải Khuyến khích cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia:
b, Đối tượng 2: Xét tuyển đối với học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tại cuộc thi học sinh giỏi các môn Toán, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Tin học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
c, Đối tượng 3. Xét tuyển đối với học sinh học trường THPT chuyên các môn Toán, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, Tin học:
d, Đối tượng 4: Xét tuyển đối với học sinh đạt Học sinh giỏi liên tục năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12:
e, Đối tượng 5: Xét tuyển đối với học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,5 trở lên (hoặc TOEFL iBT từ 64 điểm, TOEIC từ 650 điểm trở lên) được cấp trong thời hạn 2 năm tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển
XEM CHI TIẾT YÊU CẦU CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG TẠI ĐÂY
- Thí sinh đăng ký xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng: nộp hoặc gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển về Phòng Đào tạo - Trường Đại học Bách khoa (địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng)
XEM CHI TIẾT ĐỀ ÁN TUYỂN SINH CỦA ĐH BÁCH KHOA ĐN TẠI ĐÂY
Phương thức tuyển sinh
Trường Đại học Kinh tế sử dụng 04 phương án tuyển sinh bao gồm xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của Nhà trường (bao gồm Nhóm 1 và Phương thức 2, Nhóm 2), xét tuyển theo kết quả thi THPT, xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ), xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, trong đó chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT vào chương trình cử nhân chính quy liên kết quốc tế
- Nhóm 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT vào chương trình đào tạo hệ chính quy
Thông tin tuyển sinh nhóm 2:
1, Phương thức 1: Xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế bậc THPT (Đối tượng 1)
2, Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT vào chương trình đào tạo hệ chính quy theo đề án tuyển sinh riêng (1.800 chỉ tiêu)
a. Thí sinh tham gia trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam (Đối tượng 2)
b. Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi dành cho học sinh lớp 12 thuộc các năm 2018, 2019, 2020 cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Đối tượng 3)
c. Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên và có tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên (Đối tượng 4)
d. Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12 trong chương trình THPT (Đối tượng 5)
3. Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) từ 18 điểm trở lên (665 chỉ tiêu)
4. Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 (175 chỉ tiêu)
5. Phương thức 5: Xét tuyển thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (660 chỉ tiêu)
XEM CHI TIẾT ĐỀ ÁN TUYỂN SINH CỦA ĐH KINH TẾ ĐÀ NẴNG TẠI ĐÂY
Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)
1. Kết hợp thi tuyển và xét tuyển;
2. Xét tuyển theo đề án riêng học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố: Xét tuyển vào các ngành cử nhân khoa học (ngoài sư phạm) đối với các học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi (HSG) các môn văn hoá cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cụ thể: Học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG các môn văn hoá cấp tỉnh, thành phố dành cho học sinh lớp 12 được xét tuyển thẳng vào các ngành cử nhân khoa học của Trường Đại học Sư phạm theo thứ tự giải từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Xét tuyển vào ngành đúng, ngành phù hợp trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần. Các thí sinh đồng giải sẽ xét đến điểm trung bình học tập năm học lớp 12. Xét giải HSG cấp tỉnh, thành phố cho học sinh lớp 12 thuộc các năm 2018, 2019, 2020
XEM THÔNG TIN CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)
1. Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Phương thức 2 : Xét tuyển theo đề án của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020)
4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của ĐHQG Tp. HCM năm 2020.
Xét tuyển từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu các thí sinh có tổng điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Tp. HCM đạt từ 600 điểm trở lên và điểm trung bình chung môn Ngoại ngữ năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12 THPT đạt từ 6,5 trở lên. Điểm môn Ngoại ngữ lấy từ học bạ.
5. Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
XEM CHI TIẾT ĐỀ ÁN TUYỂN SINH 2020 CỦA ĐH NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG TẠI ĐÂY
XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Năm 2020 Khoa Y Dược - ĐHĐN chọn 3 phương thức tuyển sinh gồm:
- Xét tuyển thẳng: Thí sinh tốt nghiệp THPT. Những thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và những thí sinh đủ điều kiện khác theo qui định của Bộ GD&ĐT
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Khoa Y Dược phải có điểm xét tuyển quy về thang điểm 30. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo Quy định của Bộ GD&ĐT. Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT vào tất cả các ngành đào tạo mục 1.6.1
- Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa trên điểm học bạ THPT. Điểm học bạ THPT là tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (trong đó điểm môn học theo tổ hợp xét tuyển là trung bình cộng của điểm trung bình môn học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên. Xét tuyển sử dụng kết quả học bạ THPT vào các ngành đào tạo mục 1.6.2.
XEM CHI TIẾT THÔNG TIN TUYỂN SINH CỦA KHOA Y DƯỢC TẠI ĐÂY
Tất cả các ngành đều xét tuyển theo 4 phương thức:
1, Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
2, Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn xét tuyển
Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn dùng để xét tuyển + điểm ưu tiên
Trong đó điểm môn dùng để xét tuyển = Trung bình cộng điểm môn học lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12.
3, Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020
4, Phương thức 4: Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh của Khoa
Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành khác nhau, theo thứ tự ưu tiên. Xét tuyển vào ngành đúng trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần. Việc xét tuyển theo thứ tự giải từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu và ưu tiên từ nguyện vọng 1 cho đến hết. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Điều kiện chung: Thí sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT), đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHĐN quy định, không có môn thi THPT nào từ 1,0 điểm trở xuống.
XEM CHI TIẾT ĐỀ ÁN TUYỂN SINH CỦA KHOA CNTT&TT TẠI ĐÂY
XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Xem thêm: |
Jennie
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.