Những trường năm 2020 lấy điểm chuẩn đầu vào từ 15 đến 18 điểm, năm nay sẽ tuyển sinh thế nào là quan tâm của nhiều người.
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Năm 2020, Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội lấy điểm chuẩn là 15 điểm cho đa số ngành đào tạo. Tại trụ sở chính Hà Nội, Quản trị kinh doanh và Marketing là hai ngành có điểm trúng tuyển là 21. Tại phân hiệu Thanh Hóa, cả 7 ngành đều có điểm chuẩn 15.
Năm nay, trường tuyển sinh 3.190 chỉ tiêu trên cả nước theo 4 phương thức.
Phương thức 1, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức 2, xét tuyển đặc cách theo quy định của trường, thí sinh tốt nghiệp tại các trường chuyên THPT; thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL IBT 64/120 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương do cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp còn thời hạn hiệu lực sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển; thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt học lực giỏi 3 năm THPT: Lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12.
Phương thức 3, xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 4, xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (kết quả học bạ THPT), kết quả học tập trung bình cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn.
Trường đặt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm trung bình cộng các đầu điểm gồm điểm trung bình năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn được làm tròn đến hai chữ số thập phân không nhỏ hơn 18.00 điểm (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính).
Đối với ngành ngôn ngữ Anh, ngoài điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ở trên, trường yêu cầu điểm môn tiếng Anh (môn chính) là điểm trung bình cộng các đầu điểm kết quả học tập năm lớp 11; HK1 lớp 12 không nhỏ hơn 7.00/ thang điểm 10 (điểm tối thiểu ≥ 7.00/10).
Năm 2021, Học viện Quản lý Giáo dục dự kiến tuyển hơn 1.000 chỉ tiêu với các ngành đào tạo gồm: Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Giáo dục học, Kinh tế giáo dục, Công nghệ thông tin, Quản trị văn phòng, Ngôn ngữ Anh. Đặc biệt, trường mở thêm 2 ngành Luật và Kinh tế.
Về tuyển sinh, bên cạnh hình thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT, xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, trường xét tuyển dựa vào học bạ của thí sinh cho tất cả các ngành đào tạo.
Mức điểm đăng ký xét tuyển bằng hình thức học bạ có điểm trung bình chung của năm học lớp 11 và học kỳ I lớp 12 (dự kiến là 17.0 điểm trở lên). Trường dự kiến dành 60% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức xét tuyển bằng học bạ.
Ngoài ra, trường xét tuyển thẳng đối với những thí sinh đoạt giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên.
Năm 2020, trường quyết định lấy mức điểm chuẩn ở tất cả các ngành là 15 điểm.
Đại học Điện lực tuyển sinh 2.770 chỉ tiêu. Trong đó, 1.605 chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT. Thời gian nhận hồ sơ từ 25/1/2021 - 18/6/2021.
Điều kiện xét tuyển, thí sinh phải có điểm trung bình chung của các môn học trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.0 (theo thang điểm 10.0). Các thí sinh đạt kết quả sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển nếu tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Những em tốt nghiệp THPT trước năm 2021 có thể xác nhận nhập học và nhập học ngay sau khi có kết quả sơ tuyển.
Về cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển, trường sẽ xét kết quả học tập 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 của lớp 12.
Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm trung bình các môn thuộc tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Trường xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu xét tuyển của từng mã ngành tuyển sinh.
Năm 2020, điểm chuẩn trúng tuyển của Đại học Điện lực từ 15 - 20 điểm tùy theo ngành.
Đại học Nội vụ Hà Nội tuyển sinh theo 3 phương thức gồm: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét kết quả học tập bậc THPT; xét tuyển thẳng.
Trường xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT với những thí sinh tốt nghiệp THPT; đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường (trường công bố sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT).
Phương thức xét theo kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2018 trở lại đây; tổng điểm của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên (không có môn học nào dưới 5.0 điểm).
Còn xét tuyển thẳng với thí sinh phải tốt nghiệp THPT năm 2021 và đạt điều kiện xét tuyển thẳng của trường vào một số ngành học cụ thể; thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (năm học 2020-2021) hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (năm học 2020-2021) dành cho học sinh THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức và đã tốt nghiệp THPT; thí sinh là học sinh giỏi ở THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) và tốt nghiệp THPT.
Năm 2020, trường lấy điểm chuẩn đầu vào từ 15 đến 20 điểm.
Xem thêm: |
Nguồn theo VTC
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.