Buồn ngủ là một trong những biểu hiện thường gặp của học sinh, sinh viên khi nghe giảng trên lớp. Lúc này, hai mắt dần nặng trĩu, bạn không còn thể tập trung vào bài giảng, dẫn tới không hiểu bài. Vậy làm cách nào để chống lại cơn buồn ngủ khi học?
Nguyên nhân dẫn tới buồn ngủ trên lớp học
- Buổi tối ngủ muộn (do chơi game, lướt web, xem phim...) nên khi dậy đi học sáng thường cảm thấy uể oải. Đến tầm đầu giờ chiều nếu không được ngủ trưa thì cũng cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ.
- Không hứng thú với môn học, suy nghĩ rằng học môn này không cần thiết, không thi Đại học. Còn sinh viên thì học đối phó với tư tưởng đến lớp chỉ để điểm danh.
- Nhiều bạn do bận bịu với công việc làm thêm, không sắp xếp thời gian ngủ nghỉ - học tập hợp lý nên khi đến lớp tranh thủ ngủ bù.
- Buồn ngủ do thói quen ngủ nhiều.
Cách nào để chống lại cơn buồn ngủ trên lớp học?
1. Làm một vài động tác thư giãn
Nếu cơn buồn ngủ ập tới, hãy thử làm một vài động tác sau như: Hít thở thật sâu, mở to hai mắt, ngồi thẳng người lên, căng các cơ vai ngực lên, mỉm cười. Sau đó dùng 2 tay xoa lên 2 tai theo hình vòng tròn quanh vành tai (khoảng 10-20 lần) rồi ngửa đầu ra sau hết cỡ 3-5 lần. Lúc này hãy hét thật to trong suy nghĩ một khẩu hiệu như Cố lên, Không được ngủ hoặc Mình có thể làm được, I can do it...
2. Có thể xin thầy cô giáo ra ngoài
Khi cảm thấy quá buồn ngủ, bạn có thể xin thầy cô giáo cho ra ngoài vài phút để đi lại vài vòng, làm vài động tác thể dục cơ bản, đi bộ dọc hành lang hoặc đi rửa mặt với nước lạnh để tỉnh ngủ.
3. Làm giật mình
Các bạn có biết rằng làm mình giật mình bất ngờ cũng là cách để giúp bạn hết buồn ngủ trên lớp? Hãy nói với bạn cùng bàn rằng nếu mình có dấu hiệu lờ đờ buồn ngủ hoặc sắp gục xuống bàn để ngủ hãy đập nhẹ một cái để mình giật mình. Thử xem nhé, cách này được nhiều bạn đánh giá rằng khá hiệu quả đấy.
4. Cố gắng tạo hứng thú với môn học
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ trong giờ học bởi không có hứng thú với môn học, học theo kiểu đối phó. Vì thế, hãy dẹp ngay suy nghĩ: Học môn này để làm gì? Học môn này giúp ích được gì?... Thay vào đó, tự tạo hứng thú với môn học bằng cách chú tâm vào lời cô giảng, bài giảng, suy nghĩ về bài giảng liên hệ tới thực tế bản thân. Khi đó, bạn sẽ thấy môn học có ích và thực tế hơn rất nhiều. Bài giảng cũng sẽ không còn chán ngắt và xa vời nữa.
Xem thêm: |
Jennie