Làm việc theo nhóm là một hoạt động không còn xa lạ với học sinh, sinh viên hiện nay. Đặc biệt khi lên Đại học, hình thức làm việc theo nhóm càng phổ biến hơn với những bài thảo luận, thuyết trình...
Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí. |
Làm việc nhóm hiểu một cách đơn giản là nhiều người cùng nhau kết hợp để thực tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung. Một nhóm có thể hình thành theo nhiều cách khác nhau: nhóm bạn học tập hình thành do sự chỉ định của thầy cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau....
Nhóm hoạt động chủ yếu bằng hình thức họp nhóm. Thường thời gian họp nhóm tiến hành trong khoảng 45-75 phút, vì sau thời gian này mức độ tập trung không còn được cao.
1. Hình thành nhóm
Ngoài trừ việc được thầy cô sắp đặt sẵn thành viên trong nhóm, nếu được tự do trong việc lập nhóm, hãy chọn các thành viên cùng có chí hướng thực hiện một vấn đề nào đó với nhau, những thành viên có cùng điều kiện về hoạt động (thời gian, vị trí...), các thành viên nghiêm túc trong học tập, có ý thức xây dựng nhóm...
Số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn.
2. Bầu trưởng nhóm
Trưởng nhóm có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành 1 nhóm hoạt động tốt hay không. Cũng giống như đầu tàu, người trưởng nhóm cần có tố chất lãnh đạo, có uy tín và tính nghiêm túc trong học tập. Trưởng nhóm cũng cần là người có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề, có khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong nhóm.
3. Xây dựng mục tiêu chung cho nhóm
Sau khi hình thành được nhóm, nhóm cần đề ra mục tiêu chung để cùng nhau xây dựng nhóm, hướng tới mục tiêu. Chẳng hạn như hoàn thành được đề tài nghiên cứu...
4. Tổ chức - phân công công việc
Các thành viên trong nhóm đều phải được phân công công việc rõ ràng, rành mạch và có ý thức hoàn thành công việc được giao, xây dựng nhóm vì mục tiêu chung. Cùng trao đổi để phân công công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, phân chia khối lượng công việc đồng đều giữa các thành viên và đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ.
5. Chất vấn, thuyết phục, trình bày
Khi đã có 1 thời gian để hoàn thành công việc được giao, hãy mạnh dạn trình bày ý kiến, hiểu biết của bạn, chia sẻ những kiến thức bạn có để cùng nhau đưa ra phương pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề.
6. Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau
Làm việc nhóm khác với làm việc độc lập ở chỗ, tất cả các thành viên đều phải biết trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau trong công việc. Nếu thành viên nhóm gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau. Một nhóm đoàn kết sẽ mang lại hiệu quả công việc hơn hẳn so với những nhóm còn lại.
* Những việc có thể khiến nhóm làm việc kém hiệu quả:
Xem thêm: |
Chuyên trang thông tin Tuyển Sinh Số cung cấp thông tin tuyển sinh từ Bộ GD & ĐT và các trường ĐH - CĐ trên cả nước.
Nội dung thông tin tuyển sinh của các trường được chúng tôi tập hợp từ các nguồn:
- Thông tin từ các website, tài liệu của Bộ GD&ĐT và Tổng Cục Giáo Dục Nghề Nghiệp;
- Thông tin từ website của các trường;
- Thông tin do các trường cung cấp.
Giấy phép số 698/GP - TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 25/02/2019.